Ong bay như thế nào?

Những người theo trường phái trí tuệ tự phát - quan niệm Thượng đế chứ không phải tiến hoá đã tạo nên những dạng sống phức tạp - từ lâu chỉ trích giới khoa học về việc không thể lý giải nổi ngay cả một số hiện tượng tự nhiên, như chuyện ong bay. Giờ đây, khoa học đã giải mã được bí ẩn đó.

Ong mật vỗ cánh nhanh đến nỗi, để nghiên cứu cử động của chúng là một việc khó khăn

Sử dụng một tổ hợp các máy ảnh số tốc độ cao và một mô hình robot về cánh ong, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra cơ chế bay của loài ong mật.

Trong nhiều năm, con người đã cố gắng tìm hiểu hành vi bay của động vật dựa trên cơ chế khí động học của máy bay và trực thăng, Douglas Altshuler, một nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California, Mỹ cho biết. "10 năm trở lại đây, các nhà sinh học đã thu được khối lượng kiến thức đáng kể bằng cách thực hiện những thí nghiệm với robot có khả năng vỗ cánh tự do như động vật".

Các nhà khoa học đã phân tích hình ảnh thu được từ những đoạn phim quay hàng giờ về ong và dùng robot bắt chước những cử động của chúng, với các sensor để đo lực.

Phân tích cho thấy cơ chế bay của ong kỳ lạ hơn ta tưởng.

"Ong mật vỗ cánh rất nhanh", Altshuler nói. "Ruồi giấm nhỏ xíu và đập cánh 200 lần mỗi giây. Con ong mật có kích cỡ cơ thể lớn hơn đến 80 lần lại vỗ cánh đến 230 lần trong cùng khoảng thời gian đó".

Douglas Altshuler

Đây quả là điều ngạc nhiên vì khi côn trùng càng nhỏ, khả năng khí động học của chúng càng giảm và để bù lại, chúng có xu hướng vỗ cánh nhanh hơn.

"Điều này chỉ là để giữ những con ong lơ lửng được trên không mà không rơi xuống đất, bởi chúng phải chuyển mật và phấn hoa với khối lượng lớn, đôi khi bằng cả trọng lượng cơ thể, về cho đàn", Altshuler nói.

Để hiểu xem ong mật mang vật nặng như thế nào, các nhà nghiên cứu ép chúng bay trong một phòng nhỏ chứa đầy hỗn hợp khí ôxy và heli có độ đậm đặc nhỏ hơn không khí thường. Tình trạng này khiến con ong phải vất vả hơn để giữ được mình trên không và tạo điều kiện cho các nhà khoa học cơ hội quan sát cơ chế bù trừ của chúng vào phần việc bổ sung này.

Kết quả là, ong đã thực hiện phần việc phụ trội bằng cách duỗi căng thêm sải cánh nhưng không điều chỉnh tần số đập.

Các nhà khoa học cho biết phát hiện này có thể dẫn tới việc thiết kế mô hình cho loại máy bay có thể lơ lửng trên không và chở nặng, phục vụ nhiều mục đích như giám sát thảm họa sau động đất và sóng thần.

T. An (theo LiveScience)

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video