Peru phát hiện hóa thạch mực lạ với 85 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học Peru vừa phát hiện hóa thạch của một loài mực ống chưa từng được biết tới, có niên đại khoảng 85 triệu năm, thuộc Kỷ Phấn trắng ở khu vực rừng rậm Amazone, phía Đông Bắc nước này.

(Ảnh minh họa)

Ông Klaus Honninger, Giám đốc Bảo tàng Cổ sinh vật học ở thành phố Chiclayo thuộc miền Bắc Peru, ngày 20/1 cho biết đây, là loài mực hoàn toàn mới lạ, chưa từng được tìm thấy trên thế giới.

Ông cho biết thêm sinh vật này, có chiều dài 32cm, đường kính 5cm và có nhiều vòng chéo bất thường ở phần thân dưới, thuộc về lớp động vật thân mềm lớn của loài mực ống thân dài Baculite đã tuyệt chủng.

Hóa thạch của loài mực lạ này được phát hiện từ ngày 6/1 vừa qua ở lưu vực sông Maranon, tại địa điểm nằm cách mực nước biển 4.100m.

Theo ông Honninger, tại hiện trường khai quật, một hồ nước mặn đã được hình thành. Đây là môi trường lý tưởng cho các loài sinh vật tiến hóa độc lập.

Kỷ Phấn Trắng, hay Kỷ Creta, là thời kỳ địa chất bắt đầu từ khi kết thúc Kỷ Jura, diễn ra từ khoảng 65-144 triệu năm trước. Đây là kỷ địa chất dài nhất trong Đại Trung Sinh, chiếm khoảng gần một nửa thời gian của đại này.

Sự kết thúc của kỷ Phấn Trắng xác định ranh giới giữa đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Đây cũng là thời đại cuối cùng của các loài khủng long.

Theo Thông tấn xã Việt Nam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video