Phá vỡ bí ẩn quanh hình ảnh máy bay vượt rào âm thanh

Khoảnh khắc một chiếc máy bay chiến đấu tạo ra một cái nón từ hơi nước, khi nó dần đạt tốc độ siêu âm, đã được các nhiếp ảnh gia ghi lại chi tiết trong nhiều bức ảnh ấn tượng. Có điều đây không phải thời điểm máy bay phá rào âm thanh, như nhiều người vẫn tưởng.

Daily Mail dẫn lời nhiếp ảnh gia hàng không Darek Siusta cho biết chiếc nón hình thành do máy bay di chuyển với tốc độ cao, gây ra sự thay đổi về áp suất và khiến hơi nước trong không khí ngưng tụ quanh thân nó. Hình ảnh này thường được cho là xuất hiện khi máy bay vượt rào âm thanh. Sự thật thì nó diễn ra trước khi máy bay vượt rào âm thanh, dù luôn đi kèm một tiếng nổ âm rất lớn.


Máy bay chiến đấu tạo ra một cái nón từ hơi nước. (Nguồn: Solent News)

Giống như nón hơi nước, tiếng nổ âm cũng xuất hiện do hoạt động của máy bay. Khi máy bay di chuyển, nó tạo ra nhiều sóng áp lực phía trước và sau thân, tương tự như sóng mũi và đuôi một con tàu tạo ra lúc hoạt động dưới nước. Các sóng này có tốc độ bằng với âm thanh (1.225km/h). Khi máy bay tăng tốc độ vượt âm thanh, các sóng áp lực phía sau sẽ bị dồn ép lên phía trước, vốn có tốc độ chậm hơn. Dần dần chúng hợp thành một sóng chấn động lớn, di chuyển trong không khí với tốc độ cao.

Những người đứng dưới đất khi máy bay lao qua với tốc độ siêu âm thường sẽ nghe thấy một tiếng nổ lớn tới choáng người, kèm theo đó là sóng chấn động đập vào cơ thể. Người ta đồn nhau rằng tiếng nổ âm chỉ xuất hiện 1 lần khi máy bay lần đầu phá rào âm thanh. Thực tế thì không phải vậy, tiếng nổ âm thanh sẽ xuất hiện liên tục và người ta sẽ vẫn nghe thấy nó nếu đứng trước rào âm thanh.

Darek Siusta là người có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh máy bay đang di chuyển siêu âm. Để có bộ ảnh ấn tượng đăng trên tờ Daily Mail, người đàn ông này đã tìm tới Hội chợ hàng không Oceana ở Virginia Beach, Virginia. Anh sử dụng ống kính một tiêu cự Nikkor 500mm f4 VRII, gắn trên thân máy Nikon D4 để ghi lại màn vượt âm thanh của máy bay.

Khi chiếc máy bay F-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ lướt qua với tốc độ 1.225km/h và tạo ra nhiều sóng chấn động trong không khí, Siusta đã ghi lại hình ảnh của nó với khẩu độ f4, tốc độ cửa chập 1/4.000 và ISO 100 để có bức ảnh mịn màng, chất lượng cao. Anh nói rằng toàn bộ các bức ảnh của mình đã được ghi lại trong chưa đầy 1 giây.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video