Phản vật chất không kiểm soát gây nổ các chùm sao

Sự biến đổi nhiệt lượng cực mạnh tại trung tâm của một chùm sao rất xa đã sản sinh ra các hạt vật chất và phản vật chất, làm chùm sao này trở nên bất ổn định, có khi tạo ra sự phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát, thậm chí con người có thể quan sát được quang cảnh của vụ nổ trong phạm vi ½ vũ trụ.

Theo trang web Sciencedaily của Mỹ, phát hiện trên của nhà thiên văn học Peter Genaweiqi cùng các đồng nghiệp thuộc Đại học Notre Dame.

Phản vật chất là sự phản trạng thái của vật chất thông thường, được cấu thành bởi các phản hạt, cũng giống như vật chất thông thường được cấu thành bởi các hạt thông thường. 

Ảnh minh họa

Khi vật chất kết hợp với phản vật chất, các chính hạt và phản hạt sẽ nổ tung làm triệt tiêu lẫn nhau, đồng thời giải phóng một năng lượng rất lớn.

Cách đây hơn 40 năm, các nhà thiên văn học luôn giả thiết rằng sự không ổn định một cách dị thường của các chùm sao lớn trong vũ trụ là do vật chất và phản vật chất gây ra, tuy nhiên mấy năm gần đây các nhà thiên văn học mới bắt đầu triển khai các hoạt động nghiên cứu để khẳng định giả thiết trên.

Trong 6 năm tiến hành nghiên cứu, Peter Genaweiqi cùng các đồng nghiệp đã tìm được “ứng cử viên nặng ký” để chứng minh cho giả thiết kể trên. Ứng cử viên đó chính là chùm sao Y-155. Chùm sao này đã bị nổ tung bởi phản vật chất dưới dạng không kiểm soát.

Y-155 nằm ở vị trí sao kình ngư về phía nam chòm song ngư, lớn gấp khoảng 200 lần so với mặt trời. Chùm sao này đã được phát hiện vào tháng 11/2007, thông qua kính viễn vọng Blanco có đường kính 4m đặt tại đài thiên văn quang học quốc gia Mỹ (NOAO).

Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện sự phình to của vũ trụ đã kéo dài tới 80% bước sóng của chùm sao Y-155. Điều đó có nghĩa là đã xác định được khoảng cách tạo ra vụ nổ.

Khi vụ nổ xảy ra, cấp độ năng lượng mà chùm sao Y-155 sản sinh gấp hàng trăm tỷ lần so với năng lượng tạo ra của mặt trời.

Peter Genaweiqi cho biết mặc dù vụ nổ rất lớn song hình ảnh thu được cho thấy chùm sao Y-255 ở trạng thái rất "yếu ớt”. Nguyên nhân là vì nó xảy ra ở khoảng cách rất xa./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video