Phao thi thời phong kiến ở Trung Quốc

Quyển sách nhỏ có tuổi đời hàng trăm năm ghi chép Tứ thư Ngũ kinh được các học trò đời Minh và đời Thanh dùng làm phao thi được giới thiệu trong một hội nghị ở tỉnh Hồ Nam hôm 17/4.


Quyển phao được giới thiệu trong một hội nghị sách cổ ở thành phố Trường Sa, Trung Quốc. (Ảnh: SCMP).

Quyển phao có kích cỡ bằng hộp diêm, chữ bé như hạt gạo, là loại phao thi phổ biến trong giới học trò đời Minh và Thanh (1368 - 1911). Thí sinh thường may quyển phao vào gấu áo hoặc đế giày để qua mặt giám thị mang vào trường thi, Long Guisheng, giám đốc một hiệu sách cổ ở Hồ Nam cho biết.

Theo SCMP, chế độ khoa bảng diễn ra suốt 1.300 năm trong lịch sử Trung Quốc, đề thi thường dựa vào những sách cổ như các tác phẩm của Khổng Tử.

Năm 2009, một quyển phao từng được phát hiện ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Quyển phao có 160 trang, dài 6cm, rộng 5cm, viết hơn 140.000 chữ. Một quyển phao khác từng được tìm thấy ở tỉnh Hải Nam có 32 trang, chứa 32 triệu ký tự, có giá tới 10.700 USD.

Shi Xiaoyan, phó chủ tịch Hội các nhà sưu tập Trung Quốc cho biết giá trị những quyển sách, tranh vẽ và đồ sứ cổ đại Trung Quốc thường rất cao. Tuy nhiên, ông không tiết lộ danh tính chủ nhân quyển phao triển lãm ở Trường Sa cũng như giá trị của nó.

Cập nhật: 18/04/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video