Việc theo dõi điểm rơi của sao chổi cũng như các màn "trình diễn" sao băng đẹp mắt khi chúng bốc cháy trong bầu khí quyển luôn là điều khó khăn. Tuy nhiên, Pháp dường như đã có giải pháp thích hợp khi công bố hệ thống phát hiện sao chổi FRIPON mới.
Hệ thống này sẽ giúp các nhà khoa học thu thập được nhiều mẫu vật của sao chổi hơn.
Theo tài liệu kĩ thuật, FRIPON sử dụng một mạng lưới máy quay khổng lồ giăng khắp lãnh thổ Pháp (hiện tại đang có 68 máy và sẽ mở rộng lên hơn 100 trong thời gian tới) để theo dõi vị trí rơi của sao chổi.
Khi bất cứ một máy quay nào phát hiện ra "hiện tượng lạ", nó sẽ gửi cảnh báo tới các nhà khoa học ngay lập tức. Việc cung cấp những hình ảnh - dù không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối - sẽ giúp thu hẹp khoảng định vị điểm rơi cuối cùng (có thể chỉ còn sai số khoảng 1km). Khi đó, các nhà khoa học có thể gửi tình nguyện viên đến để thu thập các mẫu vật phục vụ cho việc nghiên cứu.
Việc triển khai mạng lưới máy quay mới được cho là sẽ giúp tăng cường lượng mẫu vật thu thập được trên khắp nước Pháp. Theo dự kiến, nó sẽ giúp Pháp "chộp" được một sao chổi mỗi năm - con số không tệ nếu bạn biết rằng hệ thống tương tự của Tây Ban Nha trong suốt 12 năm qua chỉ giúp các nhà khoa học thu thập được mẫu vật của 2 sao chổi mà thôi.