Pháp tặng Việt Nam phần mềm điện hạt nhân

Sáng 10/7, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã trao tặng Bộ Khoa học và Công nghệ phần mềm CATHARE có chức năng mô phỏng sự cố xảy ra trong lò điện hạt nhân.

Đây là 1 trong 4 sự kiện đang được tổ chức tại Hà Nội (từ 10-12/7/2007) nhằm củng cố sự hợp tác về năng lượng hạt nhân do hai nhà nước Việt Pháp cùng cam kết từ năm 1996. Phần mềm tính toán CATHARE là công cụ tham chiếu được sử dụng trên phạm vi thế giới nhằm giả định các trường hợp tai nạn có thể xảy ra trong một lò phản ứng hạt nhân.

Nước Pháp hiện tại đang khai thác 58 lò phản ứng hạt nhân, sản xuất ra hơn 75% lượng điện từ năng lượng hạt nhân. Đồng thời, Pháp cũng là nước có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các lò phản ứng ở nước ngoài (Châu Âu, Trung Quốc, Triều Tiên, Nam Phi, Braxin…)

Đây là thành quả nỗ lực hợp tác của gần 30 năm, huy động hơn 500 kỹ sư của Tập đoàn công nghiệp (AREVA), Ủy ban Năng lượng nguyên tử Pháp (CEA), Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) và Viện chống phóng xạ và an toàn hạt nhân Pháp (IRSN).

Dự án phát triển phần mềm CATHARE được khởi động năm 1979, đáp ứng những yêu cầu tương ứng về chứng minh và đánh giá độ an toàn cho những sự cố khác nhau có thể xảy ra trong một lò phản ứng hạt nhân.

Phần mềm CATHARE có khả năng miêu tả tất cả các hiện tượng nhiệt - thủy năng có thể xảy ra trong quá trình một tai nạn, kiểm soát tất cả các chế độ tiêu thụ hỗn hợp gaz và chất lỏng bằng rất nhiều thông số vật l‎ý và cho các kiểu cấu hình không gian đa dạng. Nỗ lực này được theo đuổi để tạo ra cho CATHARE nhiều tính năng và bền vững hơn, nhất là đối với sự giả định các hiện tượng vật l‎ý 3 chiều.

Phần mềm CATHARE được cung cấp và sử dụng tại hơn 35 cơ quan nước ngoài, bao gồm các cơ quan kiểm soát an toàn hạt nhân, viện nghiên cứu, nhà sản xuất điện hạt nhân, các trường đại học) tại nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga.

Từ đầu những năm 1980, khoảng 15 phiên bản của phần mềm đã được đưa ra; phiên bản cuối cùng hiện đang được sử dụng tại Pháp và nay chính thức cung cấp cho Cục kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân (VARANSAC).


Một nhà máy điện hạt nhân của CH Pháp (Ảnh tư liệu, VNN)

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, cùng với sự kiện này, từ 10-12/7, 3 sự kiện khác cũng diễn ra gồm: Hội thảo về kế hoạch xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam; Hội thảo liên quan đến dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và gia hạn thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban Năng lượng hạt nhân Pháp (CEA) và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEC).

Các cuộc hội thảo đề cập đến nhiều chủ đề hiện đang là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam như: Những nhu cầu về nhân sự để có thể xây dựng và khai thác một lò phản ứng hạt nhân (phân tích nhu cầu đào tạo, hợp tác quốc tế để đào tạo các chuyên gia về năng lượng nguyên tử…); Thông tin cho công chúng; Tổ chức giải quyết sự cố trong trường hợp khẩn cấp về nguyên tử và tia phóng xạ; Đánh giá đầu tư tổng thể cần thiết để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân; Thực hiện nghiên cứu khả thi về một nhà máy điện hạt nhân.

4 sự kiện này nằm trong mối quan hệ hợp tác Việt-Pháp về hạt nhân dân dụng, quy tụ những chuyên gia của Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Kiều Minh

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video