Phát hiện 11 thuộc địa ẩn giấu của chim cánh cụt

Nghiên cứu công bố hôm 5/8 cho thấy số lượng quần thể chim cánh cụt hoàng đế lớn hơn đáng kể so với suy nghĩ trước đây.

Dựa trên dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh Copernicus Sentinel-2, các nhà khoa học từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BSA) đã báo cáo phát hiện thêm 11 thuộc địa của chim cánh cụt hoàng đế, nâng tổng số quần thể được biết đến trên toàn thế giới lên con số 61, tăng 20% so với trước đây.

Tuy nhiên, khám phá mới lại phơi bày một sự thật đáng buồn hơn vui, khi các quần thể đều cư trú trên ranh giới của môi trường sống đang bị thu hẹp. Hầu hết có quy mô quá nhỏ. Các nhà khoa học phải sử dụng hình ảnh độ phân giải cao từ không gian để theo dõi dấu vết phân chim mới có thể xác nhận sự tồn tại của chúng.


Chim cánh cụt hoàng đế dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. (Ảnh: Animals Desktop Nexus).

BSA ước tính 11 quần thể mới chỉ làm tăng từ 5 đến 10% số lượng chim cánh cụt hoàng đế trên toàn lục địa Nam Cực. Đáng lo ngại hơn là khu vực sinh sản của chúng ngày càng bị thu hẹp do băng tan. Nếu mọi thứ vẫn tiếp diễn như hiện tại, gần như tất cả các thuộc địa mới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ 21.

Quy mô của cộng đồng chim cánh cụt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của chúng bởi trong mùa đông lạnh giá, các sinh vật cần rúc vào nhau để tránh gió và giữ ấm. Quần thể nhỏ còn đe dọa đến tỷ lệ sinh sản thành công khi chim cánh cụt cần tụ tập lại để ấp trứng và bảo vệ con non, do nhiệt độ có thể giảm xuống tới -40 độ C.

Một cuộc khảo sát vào năm ngoái của BAS cho thấy đàn chim cánh cụt hoàng đế lớn thứ hai trên Trái đất ở vịnh Halley, phía nam Cape Hope, đã trải qua một mùa sinh sản "thất bại thảm khốc" do môi trường sống của chúng bị thu hẹp.


Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt cao nhất và nặng nhất. (Ảnh: Tribune).

Chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) hiện là loài chim cánh cụt lớn nhất còn tồn tại trên Trái đất khi có thể phát triển tới chiều cao 122cm và nặng 22 - 45kg. Mặc dù chưa bị xếp vào nhóm động vật nguy cấp, tương lai của loài không mấy sáng sủa bởi chúng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.

Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí sinh học Remote Sensing in Ecology and Conservation.

Cập nhật: 06/08/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video