Phát hiện bộ ba chuẩn tinh đầu tiên

Tại hội nghị của Hiệp hội thiên văn Mỹ diễn ra ở Seattle, các nhà thiên văn cho biết họ vừa phát hiện bộ ba chuẩn tinh đầu tiên. Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng bộ ba này chỉ là ảo ảnh. Tuy nhiên, sau khi sử dụng kính thiên văn ở đài quan sát WM Keck ở Hawaii, họ phát hiện bộ ba này gồm có 3 lỗ đen.

Chuẩn tinh sáng gấp hàng ngàn lần một thiên hà (Ảnh: BBC)

Chuẩn tinh giống một ngôi sao, ở rất xa Trái đất, phát ra nguồn năng lượng rất lớn mà giới khoa học cho rằng chúng lấy từ các lỗ đen “siêu khổng lồ” ở trung tâm thiên hà.

Mỗi chuẩn tinh sản sinh ra một lượng lớn năng lượng điện từ, trong đó có ánh sáng có thể nhìn thấy và sóng vô tuyến. Chúng sinh ra do các khí rơi vào một lỗ đen ở trung tâm một thiên hà. Điều này xảy ra khi các thiên hà va vào nhau và hợp nhất.

Một chuẩn tinh đơn lẻ có thể sáng gấp hàng ngàn lần một thiên hà với hàng trăm tỷ ngôi sao.

Giáo sư George Djorgovski, đến từ Viện công nghệ California ở Pasadena và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và đặt tên cho bộ ba chuẩn tinh này là LBQS 1429-008. Nó đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn khác vào năm 1989. Khi ấy họ cho rằng nó chỉ có 2 chuẩn tinh.

"Chuẩn tinh là những vật thể cực kỳ hiếm, và việc phát hiện 3 chuẩn tinh như thế là chưa từng xảy ra", giáo sư George Djorgovski nói.

T.VY

Theo BBC, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video