Phát hiện chấn động ở nơi sâu nhất đại dương

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã rất sốc vì mức vi nhựa cao chưa từng thấy được phát hiện dưới đáy biển, với 1,9 triệu mảnh chỉ trong 1m2.

Sự tích tụ của nhựa trôi nổi chiếm chưa đầy 1% của 10 triệu tấn nhựa xâm nhập các đại dương thế giới mỗi năm, theo nghiên cứu Đại học Manchester ở Anh.

99% còn lại được cho là tích tụ ở đáy sâu của đại dương nhưng cho tới nay vẫn chưa rõ nơi dừng chân cuối cùng của chúng.

Một nghiên cứu công bố hôm 30/4 trên tạp chí Science cho thấy các dòng hải lưu biển sâu đóng vai trò là những băng chuyền, vận chuyển những mảnh và sợi nhựa nhỏ khắp trên đáy biển.

Nhờ những dòng chảy này, vi nhựa (microplastic) dồn lại trong những khối tích tụ trầm tích khổng lồ, được các nhà nghiên cứu từ Anh, Đức và Pháp gọi là "điểm nóng vi nhựa".


Một mẫu trầm tích đáy biển. (Ảnh: CNN).

Tiến sĩ Ian Kane từ Đại học Manchester và là tác giả đứng đầu nghiên cứu nói trên, cho biết đội của ông đã “bị sốc” với phát hiện này.

Ông nói với CNN rằng những “mảnh rác” gồm chai lọ, túi và ống hút thường được nhìn thấy trôi nổi trên mặt nước là “phần nổi của tảng băng trôi”.

“Chúng tôi thực sự sốc vì lượng vi nhựa tìm thấy ở đáy biển sâu”, tiến sĩ Kane nói. “Nó cao hơn nhiều so với bất cứ thứ gì chúng tôi từng thấy trước đây”.

Các mảnh vi nhựa được tìm thấy chủ yếu bao gồm cái sợi vải không lọc được trong các nhà máy xử lý nước thải.

Kích thước quá nhỏ giúp chúng qua mặt được những hệ thống xử lý nước thông thường và dễ dàng trôi ra sông và biển.

Các mẫu trầm tích trong nghiên cứu mới nói trên được thu thập ở biển Tyrrhenian, một phần của Địa Trung Hải nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Italy.

Các nhà khoa học đã tách các hạt vi nhựa ra khỏi trầm tích và xác định cách các dòng hải lưu kiểm soát sự phân bố của các hạt vi nhựa dưới đáy biển.

Một khi chúng trôi dạt vào đại dương, các vi nhựa nhanh chóng bị các dòng xáo động dịch chuyển, đó là những dòng chảy mạnh dồn dập dưới mặt nước. Chúng mang các vi nhựa xuống những hẻm sâu dưới mặt nước tới các đáy biển sâu.

"Bản thân các vi nhựa tương đối trơ, nhưng qua thời gian chúng hoạt động như một hạt nhân cho các chất gây ô nhiễm và chất độc", ông Kane chỉ rõ.

Từ đó, các vi nhựa có thể được các vi sinh vật ăn vào và truyền qua chuỗi thức ăn.

Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này của họ đã cho thấy mối liên hệ trực tiếp đầu tiên giữa nồng độ của các vi nhựa đáy biển và dòng hải lưu. Họ hy vọng điều này sẽ cho phép họ dự đoán các điểm nóng và nghiên cứu tác động lên sinh vật biển.

Chris Thorne, nhà vận động bảo vệ đại dượng tại Greenpeace Anh, kêu gọi suy nghĩ lại về các hành động với thải rác nhựa.

Ông cảnh báo: "Các vi nhựa có thể bị nuốt chửng bởi nhiều loài sinh vật biển. Và các chất ô nhiễm hóa học mà chúng mang theo thậm chí có thể đi theo dọc theo chuỗi thức ăn đến tận bàn ăn của chúng ta".

Cập nhật: 06/05/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video