Phát hiện chấn động về "vật thể lạ từ Đám mây Oort" rơi xuống Canada

Phân tích mới về một quả cầu lửa xanh từ Đám mây Oort hạ cánh xuống Canada tháng 2-2021 có thể làm thay đổi một loạt hiểu biết về sự hình thành của Trái đất và cả Hệ Mặt trời.

Theo Sci-News, đó là một thiên thạch nặng 2kg, xuyên thủng bầu khí quyển Trái đất ở vùng cách Edmonton, Alberta - Canada khoảng 100 km về phía Bắc lúc 13 giờ 23 phút 17 giây giờ UTC ngày 22-2-2021.

Nó được xác định là một vật thể đến từ Đám mây Oort, một vành đai được cho là toàn những vật thể băng giá và sao chổi lạnh ở rìa Hệ Mặt trời.


Cảnh vật thể từ Đám mây Oort hạ cánh vào bầu khí quyển Canada được chụp bởi camera của Đài quan sát cầu lửa toàn cầu tại Công viên tỉnh Miquelon Lake, Alberta - Canada - (Ảnh: ĐẠI HỌC ALBERTA)

Thứ đến từ đó lẽ ra phải là băng, theo tất cả các bằng chứng khoa học, nghiên cứu và lý thuyết trước đây về Đám mây Oort. Nhưng không, thiên thạch rơi xuống Canada bằng đá.

Các nhà khoa học không trực tiếp nắm bắt được thiên thạch đã hạ cánh vào năm 2021, nhưng những đoạn phim, hình ảnh và dữ liệu theo dõi rất rõ ràng đã giúp hiểu rõ bản chất của nó.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Denis Vida, nhà vật lý khí tượng từ Khoa vật lý và thiên văn, Trường Đại học Western Ontario (Canada), cho biết thiên thạch trên đã thâm nhập sâu hơn vào bầu khí quyển Trái đất so với các thiên thạch băng giá khác.

Cách nó vỡ ra trong bầu khí quyển, khi còn cách mặt đất không bao xa, càng khẳng định thêm nó là đá. Tất cả các quả cầu lửa bằng đá trước đây đều đến gần Trái đất hơn nhiều,

"Khám phá này hỗ trợ một mô hình hoàn toàn khác về sự hình thành Hệ Mặt trời - ủng hộ một ý tưởng ít gặp trước đây là một lượng đáng kể vật chất đá cũng tồn tại với các vật thể băng giá trong Đám mây Oort" - tiến sĩ Vida giải thích.

Ông nói thêm: "Kết quả này không thể được giải thích bằng các mô hình hình thành Hệ Mặt trời hiện tại đang được ưa chuộng. Nó hoàn toàn thay đổi cuộc chơi".

Từ lâu đã có những bằng chứng ủng hộ lý thuyết rằng mọi thứ cấu thành nên Hệ Mặt trời - bao gồm chính Trái đất chúng ta, nhất là các hạt mầm của đại dương và sự sống - có nguồn gốc sâu xa nào đó từ không gian giữa các vì sao, tích tụ nơi vành đai ngoài cùng của Hệ Mặt trời rồi theo các vật thể không gian đi vào sâu bên trong, hòa quyện vào vật liệu của các hành tinh non trẻ.

Sự hiện diện của một vật thể đá trong Đám mây Oort cho thấy rất có thể một phần của chính chúng ta được tạo nên từ thế giới tưởng chừng chỉ toàn các sao chổi như quả cầu tuyết và những thiên thạch băng khổng lồ đó. Có thể, ở đó đã có những khối cấu trúc hoàn hảo, sẵn sàng cho sự kết nối và đã tham gia trực tiếp vào sự hình thành các hành tinh.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.

Cập nhật: 28/12/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video