Phát hiện "chìa khóa trường sinh" mới trong cơ thể người

Các nhà nghiên cứu từ Đại học McMaster (Canada) đã xác định một protein có thể đưa con người đến gần hơn giấc mơ trường sinh bất lão.

Theo News-Medical, nhóm nghiên cứu từ Đại học McMaster cho biết họ đã đã phát hiện ra chức năng bảo vệ tế bào, đem đến sự "trường sinh bất lão" của một loại protein chưa từng được biết đến trước đây, gọi là gọi là MANF.


Protein MANF có thể là "chìa khóa trường sinh" mà nhân loại tìm kiếm - (Minh họa AI: ANH THƯ).

Viết trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences, các tác giả giải thích rằng tế bào của chúng ta tạo ra protein và loại bỏ chúng sau khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Quá trình duy trì liên tục, hiệu quả này được gọi là cân bằng nội môi tế bào. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, khả năng này giảm dần, khiến các tế bào dễ tạo ra protein không đúng cách, quá trình dọn dẹp từ đó cũng bị lỗi hoặc quá tải.

Kết quả là các protein "rác" có thể kết tụ với nhau, dẫn đến sự tích tụ có hại.

"Nếu không thể khắc phục được vấn đề, tế bào sẽ chết, cuối cùng dẫn đến thoái hóa tế bào thần kinh và sau đó là các bệnh thoái hóa thần kinh ví dụ như Alzheimer hay Parkinson" - GS Bhagwati Gupta, người giám sát nghiên cứu, cho biết.

Một số thử nghiệm trước đây cho thấy protein MANF dường như giúp giảm sự căng thẳng tế bào trong trường hợp này.

Vì vậy, các tác giả đã tìm hiểu cặn kẽ hơn hoạt động của protein này trong giun tròn C. elegans, vì chúng cũng có MANF giống như con người và các động vật khác.

Những con vật trong suốt này đã giúp các nhà khoa học nhìn rõ hơn cách mà MANF biểu hiện trong các mô khác nhau.

Trong các mô này, MANF có mặt trong các cấu trúc lysosome (tiêu thể trong tế bào) có liên quan đến tuổi thọ và sự kết tụ protein.

MANF đóng vai trò quan trọng trong quá trình "dọn rác" của tế bào bằng cách giúp phân hủy các protein tích tụ, giúp tế bào khỏe mạnh hơn và không bị rối loạn.

Việc tăng mức MANF cũng kích hoạt hệ thống làm sạch tự nhiên bên trong tế bào, giúp chúng hoạt động tốt hơn trong thời gian dài hơn.

"Ý tưởng chính của nghiên cứu lão hóa về cơ bản là chúng ta có thể làm cho các quá trình tốt hơn và hiệu quả hơn không" - GS Gupta giải thích.

Theo ông, bằng cách hiểu cách MANF hoạt động và nhắm mục tiêu vào chức năng của nó, chúng ta có thể phát triển các phương pháp điều trị mới cho các bệnh liên quan đến tuổi tác, thông qua việc giữ cho hoạt động của cơ thể ở cấp độ tế bào luôn "trẻ".

Cập nhật: 23/10/2024 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video