Phát hiện chiếc thùng sắt chứa 4 tấn vàng: "Kho báu" mà Đức Quốc xã giấu nhẹm đi

Mới đây, một đội tìm kiếm có tên là Silesian Bridge Foundation cho biết rằng họ đã tìm thấy bốn tấn vàng mà Đức Quốc xã đã giấu đi. Đội tìm kiếm cho biết rằng họ tìm thấy vị trí của số vàng này nhờ thông tin có trong cuốn nhật ký của một người lính phát xít Đức và sự trợ giúp của máy móc hiện đại như máy dò radar xuyên đất.

Số vàng này được giấu trong một chiếc thùng phuy kim loại, bị chôn vùi trong một cung điện ở ngôi làng Minkowskie của Ba Lan, cách thành phố Wrocław hơn 50km về phía đông. Cung điện này đã tồn tại từ thế kỷ 18 và từng được đội quân của Hitler sử dụng làm nhà chứa.


Cung điện nơi tìm thấy chiếc hộp vàng. (Ảnh: Kalbar/TFN)

Người đứng đầu Silesian Bridge Foundation, ông Roman Furmaniak cho biết: "…hình dạng và màu sắc [hiển thị trên màn hình từ dữ liệu của cảm biến] khá bất thường, cho thấy rằng đã có sự can thiệp của con người dưới lòng đất. [...] Kim loại có khối lượng riêng khác với đất, trên hình ảnh hiển thị sẽ thấy màu tối hơn." 

Ông nói thêm rằng vị trí được mô tả trong cuốn nhật ký của chiếc thùng và vị trí thực tế hoàn toàn khớp với nhau.

Sau khi nhận được tín hiệu từ radar, nhóm tìm kiếm đã xin phép các cơ quan bảo vệ di tích để tiến hành khoan thăm dò. Kết quả từ các mũi khoan cho thấy phần đất có sự tác động của con người.


Cuốn nhật ký được cho là của một người lính phát xít Đức, chỉ ra vị trí chiếc thùng. (Ảnh: Silesian Bridge Foundation)

Ông Furmaniak cho biết 2 mũi khoan đầu tiên chứng minh lòng đất có dấu vết bị xáo trộn bất thường, đến mũi thứ 3 thì mũi khoan chạm vào vật gì đó. Dẫn chứng cho lời của mình, ông chỉ ra rằng có một số loại đá đáng ra không tồn tại tại khu vực địa chất như vậy.

Nghiên cứu sơ bộ, số vàng này từng được gửi tại ngân hàng Reichsbank (Wrocław, Ba Lan), sau đó bị Heinrich Himmler (một nhân vật quyền lực của Đức Quốc xã) đánh cắp trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II nhằm thành lập Đế chế mới.


Kết quả thăm dò địa chất cho thấy có sự tác động của con người. (Ảnh: Silesian Bridge Foundation)

Cuốn nhật ký được gửi tới nhóm tìm kiếm khoảng 10 năm trước; các tài liệu này còn chỉ ra 11 địa điểm chôn giấu kho báu của Thế chiến II.

Cung điện Minkowskie là địa điểm đầu tiên mà nhóm đã tìm kiếm. Theo nhật ký, một lượng lớn vàng, tác phẩm nghệ thuật, đồ vật có giá trị và hiện vật tôn giáo đã được cất giấu tại nhiều nơi bí mật trên khắp Lower Silesia (Ba Lan) để tránh rơi vào tay Hồng quân Liên Xô.

Người sĩ quan có tên trong nhật ký là Michaelis, được cho là người liên lạc giữa các sĩ quan cấp cao của Đức Quốc xã và các quý tộc địa phương, những người muốn giúp đỡ để bảo vệ tài sản của họ khỏi Liên Xô.

Nhóm tìm kiếm tuyên bố rằng cuốn nhật ký thuộc về một nhóm tôn giáo bí ẩn được gọi là Quedlinburgers. Thị trấn nhỏ Quedlinburg (Đức) có mối liên hệ chặt chẽ với tín ngưỡng thờ cúng của Đức Quốc xã trong những năm 1930 và 1940, do nơi đây có mối liên hệ với vị vua đầu tiên của Đức là Henry the Fowler vào thế kỷ X. Furmaniak cho rằng Quedlinburgers là hậu duệ của các sĩ quan Đức Quốc xã, những người muốn bù đắp cho những mất mát của Ba Lan gây ra bởi phát xít Đức trong Thế chiến II. Ông cho biết Quedlinburgers và nhóm tìm kiếm muốn bất kỳ kho báu nào được tìm thấy sẽ được trả lại cho chủ sở hữu ban đầu.

Silesian Bridge Foundation đang đợi sự cho phép để đưa chiếc thùng lên mặt đất. Họ cũng đang chờ sự cho phép của các đặc công quân đội vì nhóm tìm kiếm cho rằng nơi này có thể có bẫy do Đức Quốc xã lập trước đây.

Cập nhật: 19/11/2024 Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video