Phát hiện con đường lây nhiễm của bệnh sốt rét

Các nhà khoa học thuộc Viện Sanger ở Cambridge (Anh) vừa khám phá ra con đường thâm nhập vào các tế bào hồng cầu của các ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, hứa hẹn giúp phát triển vắc-xin phòng bệnh hiệu quả.

>>> Thử nghiệm thành công vaccine ngừa sốt rét

Trong nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, Plasmodium falciparum là loại gây tử vong cao và nguy hiểm nhất nhờ khả năng né tránh và đánh lừa hệ miễn dịch. Nó có thể lẩn trốn trong cơ thể chúng ta trong vòng 5 phút sau khi bị muỗi mang mầm bệnh chích, trước khi lây nhiễm các tế bào hồng cầu và bắt đầu sinh sản. Mới đây, nhóm nghiên cứu phát hiện basigin, một thụ thể trên bề mặt của các tế bào hồng cầu, và PfRh5, một loại protein trên ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, chính là hai yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình lây nhiễm. Phát hiện này mở ra triển vọng phát triển một loại vắc-xin giúp ngăn chặn sự tấn công của PfRh5 vào hệ miễn dịch. “Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ký sinh trùng xâm nhập vào các tế bào hồng cầu bằng nhiều phương pháp khác nhau, như sử dụng các kháng thể tác động vào quá trình lây nhiễm”, bác sĩ Julian Rayner cho biết.

Hiện thế giới vẫn chưa có vắc-xin ngừa sốt rét, dù các cuộc thử nghiệm trên phạm vi lớn cho thấy mẫu vắc-xin tiên tiến nhất RTS,S có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sốt rét.

Theo BBC, Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video