Phát hiện đuợc lịch sử của các đám cháy nhờ vào than.

Các nhà khoa học Anh Quốc đã phát hiện ra đuợc lịch sử của các đám cháy bằng cách nghiên cứu những cục than cổ xưa trên khắp thế giới.

Các mẫu hóa thạch cho thấy phạm vi ảnh hưởng của những đám cháy theo thời gian có liên quan mật thiết đến mức oxi trong bầu khí quyển.

Andrew Scott vàd Ian Glasspoo cho biết một phần lớn hành tinh bị cháy khi sự tích tụ khí đạt tới một đỉnh điểm nào đó cách đây 275 triệu năm về trước.

Nghiên cứu của họ được in trong tập san khoa học Mỹ của Học Viện Khoa Học Quốc Gia.

Giáo sư địa chất học Scott của trường đại học Hoàng gia Holloway thuộc Luân Đôn cho biết, “người ta nghĩ rằng than mà họ lấy ra từ một đám cháy chỉ là vật bỏ đi nhưng hãy xem nó dưới kính hiển và bạn sẽ thấy rằng nó có những vết lưu giữ các kết cấu vật lý của thực vật rất đẹp mắt.”

Ông phát biểu với BBC rằng “Hay nói cách khác, than chẳng những lưu lại các thông tin về đám cháy mà còn cho biết loại thực vật nào đã bị đốt. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể biết được liệu những đám cháy có lan ra một vùng rộng lớn hay không"

Tác động của Oxi

Mảnh vỡ của cây bao gồm than (màu đen) có từ kỷ cacbon (Ảnh: dost-dongnai)
Than gần như là cácbon nguyên chất và không bị thay đổi trong quá trình hóa thạch.

Scott và Glasspool là hội viên của bảo tàng Field ở Chicago đã nghiên cứu các phần còn lại của than đuợc lưu giữ từ cách đây khoảng 250 đến xấp xỉ 440 triệu năm về trước.

Các nhà khoa học tin rằng đó là thời kỳ mà thực vật lần đầu tiên chiếm ưu thế trên trái đất và nhanh chóng bao phủ khắp bề mặt trái đất.

Các mẫu than nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Mỹ, Úc, Scotland, Ấn Độ, Na Uy, Nam Mỹ và vùng nam cực.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu than để xác định các loại đám cháy tạo ra than và các tác động có thể của chúng. Sau đó họ so sánh với những kiểu mà các đám cháy hình thành do các nhà khoa học khác đưa ra để giải thích cho việc lượng ôxi trong bầu khí quyển được cho rằng đã thay đổi theo thời gian.

Và dường như xuất hiện mối liên hệ rất lớn.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong suốt 50 triệu năm đầu tiên tiến hóa của thực vật, ít có các đám cháy và chỉ hạn chế trong một khu vực nhưng sau đó các đám cháy đã tăng lên một cách thường xuyên khi mức oxi trong không khí tăng lên.

Cách đây khoảng 365 triệu năm, rất nhiều đám cháy có sức tàn phá lớn xảy ra trên khắp hành tinh. Mức Oxi trong không khí cách đây 275 triệu năm đã đạt ở mức độ cao nhất là là 30% trong khi so với ngày nay thì lượng oxi chỉ đạt 21%. Trong giai đoạn này, ngay cả các cây cỏ ẩm thấp có thể cũng dễ dàng bắt lửa và gâv ra nhiều đám cháy hơn.

Cả trái đất.

Các chi tiết tuyệt vời được nhìn thấy qua kính hiển vi điện tử cắt lớp. (Ảnh: dost-dongnai)
Giáo sư Scott cho biết “Bắt đầu từ cuối kỷ Devon, cách đây khoảng 365 triệu năm về trước, các đám cháy đã tăng lên một cách nhanh chóng”.

“Người ta đã nghĩ rằng các đám cháy gia tăng nhanh sớm hơn cuối kỷ Devon nhưng dường như sự gia tăng nhanh các đám cháy đã xảy ra cùng lúc với sự tăng nhanh lượng oxi trong bầu khí quyển và sự tăng nhanh mức oxi này đã đuợc người ta dựng biểu đồ để xem xét. Vì vậy, đây là lần đầu tiên người ta sử dụng các thông tin về than để giới hạn biểu đồ oxi trong bầu khí quyển" - Ông nói sự quan trọng của than đã không được nhiều nhà địa chất chú ý tới.

Ông cho biết rõ ràng là các đám cháy là một phần không thể thiếu của hệ thống trái đất và sự thay đổi bầu khí quyển cũng như khí hậu là do chịu ảnh hưởng từ các đám cháy nhưng đồng thời cũng tác động đến việc xảy ra các đám cháy

Đám cháy duy trì các hệ thống nhất định. Nếu có nhiều Cacbon hơn liên kết lại với nhau và được chôn vùi thành than thì lượng CO2 trong không khí sẽ mất dần đi và chính điều này đã làm thay đổi khí hậu.

"Giai đoạn mà chúng tôi nghiên cứu là thời kỳ mà khí hậu trái đất khá mát mẻ và mực nước biển đang hạ thấp; Do đó, có rất nhiều đất cho thực vật phát triển. Và một khi lượng ôxi trong không khí tăng cao thì cây cối rất dễ cháy thậm chí cả những cây cối bị ẩm ướt. Chính vì vậy, bạn sẽ thu đuợc các kết quả phản hồi khác nhau."

“Xét từ góc nhìn của các hệ thống của trái đất thì các nhân tố cấu thành một đám cháy là rất quan trọng thế nhưng có quá nhiều nhà địa chất học trong lĩnh vực này đã bỏ qua than, xem chúng như là chất vụn thực vật và quẳng chúng đi.”

“Khi mọi người nhận ra đuợc hàm lượng thông tin của than và ý nghĩa của nó thì hy vọng lúc đó sẽ có nhiều người hơn thu nhặt chúng.”

Theo BBC, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video