Phát hiện hang động chứa đầy xương được linh cẩu cất giấu hàng nghìn năm qua, có cả xương người tiền sử

Các nhà khoa học khi đang điều tra một ống dung nham khô cạn ở Tây Bắc Ả Rập Xê Út đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện một đám xương khổng lồ thuộc về ngựa, lừa và thậm chí cả con người. Nó giống như một bữa tiệc kéo dài từ đời này qua đời khác, và các nhà nghiên cứu đã khai quật địa điểm này tin rằng họ biết danh tính của loài động vật đói ăn đã tạo nên điều bất ngờ này.

"Chúng tôi cho rằng đó là linh cẩu sọc. Linh cẩu sọc là loài vật tích lũy xương rất cuồng nhiệt", Mathew Stewart, nhà khảo cổ học tại Viện Max Planck chuyên về Nghiên cứu Lịch sử loài người, cho biết.

Mặc dù những con linh cẩu đang bị đe dọa ở Ả Rập Xê-út, nhưng chúng đã từng là một trong các loài trụ cột tại các khu vực đầy dung nham ở phía tây bắc của đất nước này, cũng như lang thang cho phần lớn của Thế Holocen, nơi được là là thời điểm bắt nguồn của bộ sưu tập xương trong ống dung nham này. Phân tích của Stewart và nhóm của ông về địa điểm này đã được xuất bản mới đây trên Tạp chí Khảo cổ học và Khoa học Nhân chủng học.


Một trong những phần xương tích tụ trong ống dung nham Umm Jirsan ở Ả Rập Xê Út.

Mặc dù ống dung nham dài hàng km này được phát hiện vào giữa những năm 2000, các nhà nghiên cứu trước đó đã không mạo hiểm đi quá sâu vào hang động. Một vài nhóm nghiên cứu cho biết họ nghe thấy tiếng gầm gừ trong các ống dung nham, một dấu hiệu cảnh báo cho thấy quần thể linh cẩu bị đe dọa ở Ả Rập Xê Út có thể vẫn đang ẩn nấp bên trong.

Tuy nhiên trong phát hiện mới nhất, họ đã tìm ra số lượng xương khổng lồ lên tới hàng nghìn mảnh, đại diện cho ít nhất 40 loài khác nhau và có niên đại từ khoảng 7.000 năm trước cho đến thời đại Victoria đã được thu thập trong phần sau của ống dung nham.


Một con linh cẩu sọc.

Các nhà nghiên cứu xác định linh cẩu là thủ phạm sau khi lập danh mục tất cả các xương và kiểm tra các vết cắt, vết răng và vết tiêu hóa trên chúng, cũng như cách các mảnh xương bị phân tách. Stewart nói rằng một dấu hiệu cho thấy linh cẩu sọc là thủ phạm chính là do một số vết thương đặc trưng chỉ có trên cơ thể người và linh cẩu được biết đến là loài ăn xác thối, với thói quen tìm đến các ngôi mộ của con người để lấy thịt.

"Luôn luôn chỉ còn nắp sọ là sót lại với những con linh cẩu sọc", ông nói. "Chúng dường như không thực sự hứng thú với phần đầu đỉnh của những chiếc đầu lâu. Chúng tôi có thể tìm thấy năm hoặc sáu nắp sọ với dấu vết gặm nhấm phía trên tại địa điểm này, nhưng chỉ có các nắp sọ. Không còn gì khác."

Nghiên cứu được thực hiện như một phần của Dự án Palaeodeserts, một nỗ lực nhằm tìm hiểu môi trường cổ xưa ở khu vực ngày nay là Bán đảo Ả Rập và cách môi trường đó đã thay đổi như thế nào theo thời gian. Điều quan trọng đối với cuộc điều tra đó là sự hiểu biết về sự di chuyển của con người và động vật trong khu vực. Do điều kiện khắc nghiệt của Ả Rập Xê Út, những tàn tích động vật ít ỏi còn sót lại đã tồn tại đủ lâu để các chuyên gia phân tích. Ví dụ, xương có thể trở nên giòn đến mức sẽ phân hủy khi được xử lý, điều này khiến hang động của linh cẩu tích trữ một nguồn kiến ​​thức quý giá.


Khe hở trong ống dung nham Umm Jirsan, được chiếu sáng bởi đèn pin của một nhà nghiên cứu.

"Điều đáng ngạc nhiên nhất nằm ở việc vật liệu được bảo quản tốt đến mức nào và có bao nhiêu vật chất, vì ở Ả Rập Xê Út thực sự không có xác động vật nào cả", Stewart nói. Ông cho biết thêm rằng thường khi nhóm nghiên cứu có hài cốt để kiểm tra, xương dễ ở trong tình trạng xuống cấp đến mức có thể xác định được rất ít thông tin về chúng, khiến họ phải sử dụng các bằng chứng khác - thậm chí là các mô tả nghệ thuật trên đá về cuộc sống cổ đại ở Ả Rập Xê-út - để có được cái nhìn cơ bản về những gì đã sống trong khu vực và khi nào.

Với việc tìm thấy một kho lưu trữ lớn về lịch sử động vật, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ lấy được thông tin di truyền từ xương. Họ cũng nghĩ rằng có thể tìm hiểu về chế độ ăn uống và di cư của các loài động vật, dựa trên các chất đồng vị có trong răng cổ của chúng.

Cập nhật: 02/08/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video