Phát hiện hành tinh đá giống với Trái Đất

Mới đây các nhà thiên văn đã phát hiện một hành tinh ngoài hệ mặt trời có một số đặc điểm vô cùng giống với Trái đất. Họ cho biết những số liệu đo đạc mới cung cấp những bằng chứng vững chắc chứng tỏ nó là một hành tinh đá và có cấu tạo vật chất tương tự với Trái đất. Hành tinh này có khả năng cũng có vỏ silicat và lõi sắt.

Corot 7b có kích thước tương đương với Trái đất nhưng nhiệt độ ban ngày lên tới 1500oC, nóng hơn rất nhiều so với nhiệt độ Trái đất. Điều này cũng có nghĩa là không hề có sự sống tồn tại trên hành tinh này.

Tuy nhiên phát hiện này chứng tỏ một điều rằng có thể có những hành tinh khác có những điều kiện thuận lợi cho sự sống trong ngân hà.

Corot 7b quay quanh một ngôi sao thuộc chòm sao Moneceros cách chúng ta 500 năm ánh sáng. Nó được cho là bao phủ bởi nham thạch hoặc “đại dương sôi”.  

Bằng chứng của sự sống? Một bức ảnh minh họa về Corot 7b, hành tinh đầu tiên cấu tạo từ đá được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời. Các nhà khoa học tin rằng để một sự sống tồn tại thì cần một bề mặt rắn đặc làm điểm tựa. (Ảnh: Dailymail)

Mặc dù trước đó các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 300 hành tinh bên ngoài hệ mặt trời, trong số đó có 12 hành tinh được cho là rắn nhưng Corot 7b là hành tinh nhỏ nhất và cũng là hành tinh đầu tiên được xác nhận là cấu tạo từ đá.

Đây là ngày mà chúng ta đã chờ đợi suốt một thời gian dài”, Sara Seager, chuyên gia nghiên cứu các hành tinh xa xôi của Viện Công nghệ Massachusetts nói.

Đây là hành tinh đá đầu tiên với những bằng chứng đáng tin cậy nhất bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, và nó hé mở một cánh cửa mới cho nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi thật sự, thật sự phấn khởi về điều này”.

Các nhà khoa học tin rằng nếu sự sống khởi đầu trên một hành tinh, nó cần một bề mặt rắn chắc để làm điểm tựa. Hành tinh mới này chuyển động rất gần xung quanh ngôi sao của nó - chỉ cách khoảng 1,5 triệu dặm. Nó cách mặt trời của chúng ta khoảng 93 tỉ dặm.

Các nhà nghiên cứu cho biết hành tinh này có khối lượng gấp 5 lần Trái đất.

Đây là phát hiện khoa học đáng kinh ngạc và gây xúc động nhất”, Didier Queloz, nhà thiên văn Thụy Sĩ đứng đầu đội quan sát cho biết.

Nhà vật lý thiên văn Thụy Sĩ Didier Queloz chụp hình cùng với tấm ảnh minh họa hành tinh Corot 7b tại Đài Thiên văn Geneva, Thụy Sĩ. (Ảnh: Dailymail)

Phần lớn những ngoại hành tinh (exoplanet) bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta là những hành tinh khí khổng lồ giống như Sao Mộc hoặc Sao Thổ. Chỉ khoảng 12 hành tinh trong số đó được cho là những hành tinh đặc.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể có một số liệu chính xác về một hành tinh ngoài hệ mặt trời, một hành tinh cấu tạo từ đá.

Để thực hiện những đo đạc về hành tinh mới, các nhà thiên văn học đã sử dụng một dụng cụ dò tìm hành tinh vận tốc xuyên tâm có độ chính xác cao (HARPS) – là một máy quang phổ được gắn với kính thiên văn của Đài Thiên văn Nam Âu tại Đài Thiên văn La Silla tại Chile.

Họ đã mất tới 70 giờ mới có thể đo đạc về tỷ trọng của hành tinh này. Số liệu đo trọng lượng mới nhất kết hợp cùng với số liệu về đường kính tiết lộ rằng hành tinh này có mật độ vật chất trung bình khoảng 5,6 gr/cm3, gần giống với mật độ vật chất trung bình của Trái đất.

Điều này gần như có nghĩa là hành tinh này phải là một hành tinh đá”, Alans Boss, Viện Khoa học Carnegie, Washington bình luận.

Về cơ bản chúng ta sống trên một hành tinh đá”, Artie Hatzes, Giám đốc Đài Thiên văn Thuringer, Đức, tham gia vào đội quan sát cho biết. “Theo những gì chúng tôi phát hiện thì hành tinh này có vẻ giống với Trái đất. Tuy nhiên nó lại quá gần với mặt trời của nó”.

Hành tinh này chỉ cách mặt trời của nó 2,5 triệu km, gần hơn khoảng cách từ Sao Thủy tới mặt trời tới 23 lần. Nó chỉ mất khoảng 20 giờ để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh mặt trời. Sao Thủy, hành tinh gần mặt trời nhất trong hệ mặt trời của chúng ta thì mất khoảng 88 giờ để đi hết một vòng quanh mặt trời.

Nó quá nóng do vậy, họ gọi nó là hành tinh dung nham”. TS Hatzes nói.

Corot 7b ở quá xa để có thể quan sát được bằng kính viễn vọng thông thường. Các nhà thiên văn đã tính toán trọng lượng, kích thước và tỷ trọng của nó bằng cách đo “độ rung lắc” gây ra bởi lực hút của nó cho ngôi sao mẹ.

Những chi tiết về kích thước và tỷ trọng của hành tinh này đã được công bố tại Hội nghị Khoa học Hành tinh Châu Âu tại Barcelona.

Vũ Thủy - Vietnamnet (Theo Dailymail)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video