Phát hiện hành tinh lớn nhất ngoài Hệ mặt trời

Một nhóm các nhà thiên văn quốc tế vừa phát hiện hành tinh được cho là lớn nhất từ trước tới nay di chuyển theo quỹ đạo một ngôi sao khác.

Hành tinh này đi qua phía trước ngôi sao mẹ và được nhìn thấy từ Trái đất. Các nhà thiên văn học cho biết nó lớn hơn sao Mộc 70%, tuy nhiên lại nhẹ hơn nhiều so với hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời này.

Được đặt tên là TrES-4, hành tinh mới nằm trong chòm sao Hercules và được nhóm các nhà thiên văn học thuộc dự án khảo sát các hành tinh ngoài Hệ mặt trời có tên gọi TrES tìm thấy. Nó quay quanh ngôi sao GSC02620-00648, nằm cách Trái đất khoảng 1.435 năm ánh sáng.

Nằm cách ngôi sao mẹ chỉ khoảng 7 km, TrES-4 rất nóng, với nhiệt độ lên đến 1.327 độ C. Nó mất 3,55 ngày để quay hết một vòng quanh ngôi sao mẹ và một năm trên hành tinh này ngắn hơn một năm ở Trái đất một tuần.


TrES-4 có bán kính lớn nhưng lại tương đối nhẹ (Ảnh: Foxnews)

“TrES-4 là hành tinh lớn nhất từng được biết đến”, nhà thiên văn học Georgi Mandushev thuộc đài quan sát Lowell, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Hiện các nhà khoa học đang cố tìm cách giải thích về kích thước to lớn của hành tinh cực nóng này. “Nếu có thể giải thích được kích thước của các hành tinh ở môi trường khắc nghiệt, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về các hành tinh trong Hệ mặt trời và sự hình thành của chúng”, Francis O'Donovan, nghiên cứu sinh ngành thiên văn học tại Viện công nghệ California (Caltech) nói.

TƯỜNG VY

Theo BBC, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video