Phát hiện hố đen lớn gấp 40 tỷ lần Mặt Trời

Hố đen Holm 15A* cách Trái Đất hàng trăm triệu năm ánh sáng lớn đến mức hệ Mặt Trời có thể nằm gọn trong chân trời sự kiện của nó.


Holm 15A* là một trong những hố đen lớn nhất vũ trụ. (Ảnh: France24).

Hố đen nằm ở trung tâm Holmberg 15A, một thiên hà hình elip khổng lồ ở cách 700 triệu năm ánh sáng, tọa lạc giữa cụm thiên hà Abell 85. Đây là một trong những hố đen lớn nhất mà giới nghiên cứu từng phát hiện. Kết quả nghiên cứu về hố đen này được công bố trên tạp chí arXiv hôm hôm 24/7.

Các tính toán trước đây dựa trên vận động của thiên hà và cụm thiên hà ước tính khối lượng của hố đen Holm 15A* lớn gấp 310 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Tuy nhiên, đó là kết quả tính toán theo phương pháp gián tiếp. Thông qua theo dõi chuyển động của những ngôi sao xung quanh hố đen, nhóm nghiên cứu đã tìm ra con số chính xác hơn.

Holm 15A* không phải hố đen có khối lượng lớn nhất. Kỷ lục thuộc về hố đen ở chuẩn tinh TON 618, nặng gấp 66 tỷ lần Mặt Trời. Nhưng chân trời sự kiện hay còn gọi là bán kính Schwarzschild của hố đen Holm 15A* là 790 AU (đơn vị thiên văn được quy ước bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời), đủ bao trùm quỹ đạo của mọi hành tinh trong hệ Mặt Trời. So với con số trên, khoảng cách từ sao Diêm Vương đến Mặt Trời chỉ dài 39,5 AU.

Cập nhật: 07/08/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video