Phát hiện hóa thạch "chim sấm" cổ đại nặng hơn 2 tạ

Hóa thạch của chim sấm nặng 230kg và cao hai mét có thể tuyệt chủng do hạn hán kéo dài và bệnh viêm tủy xương.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Flinders có thể phát hiện nguyên nhân dẫn tới kết cục tuyệt chủng của loài chim sấm khổng lồ cuối cùng ở Australia, Genyornis newtoni. Manh mối đến từ việc phát hiện một loạt hóa thạch hiếm gặp. Phát hiện của nhóm nghiên cứu hé lộ tình trạng nhiễm nhiễm trùng xương nặng ở một số hóa thạch chim sấm khai quật ở lòng hồ Callabonna rộng 160km2, cách Adelaide 600km về phía đông bắc.


Phục dựng hình dáng của chim sấm cổ đại. (Ảnh: Phoebe McInerney)

Với trọng lượng 230kg, Genyornis nặng gấp khoảng 5 - 6 lần đà điểu emu và cao hai mét, nhưng loài chim đồ sộ này không chỉ mắc kẹt trong bùn lầy ở hồ nước mà dường như còn phải đối mặt với một loại dịch bệnh gây đau đớn. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Phoebe McInerney, điều đó có thể cản trở khả năng di chuyển và kiếm ăn của chúng.

"Hóa thạch với dấu hiệu viêm nhiễm thường tập trung ở phần ngực, đùi, và bàn chân của 4 cá thể. Chúng trở nên ngày càng yếu, phải chịu đựng cơn đau đớn khiến chúng gặp khó khăn trong việc tìm nước và thức ăn. Việc tìm thấy một hóa thạch còn nguyên vẹn với dấu hiệu viêm nhiễm rất hiếm gặp, chưa nói tới vài hóa thạch cùng lúc như vậy. Giờ đây, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn những thách thức trong đời sống của chim sấm", McInerney cho biết.

Nghiên cứu phát hiện khoảng 11% chim sấm bị viêm tủy xương. McInerney và cộng sự nhận thấy xương bị rỗng và cong vẹo, những chỗ phát triển bất thường và lỗ rỗng trong hóa thạch. Nhiều cá thể trong quần thể cùng bị viêm tủy xương chứng tỏ có một tình huống phức tạp dẫn tới hiện tượng.

Phó giáo sư Lee Arnold, đồng tác giả nghiên cứu, xác định niên đại của trầm tích hồ muối nơi tìm thấy Genyornis, liên hệ với thời kỳ hạn hán nghiêm trọng bắt đầu từ khoảng 48.000 năm trước. Ở thời điểm đó, chim sấm và nhiều động vật ngoại cỡ khác, bao gồm họ hàng cổ đại của gấu túi mũi trần và kangaroo, phải đối mặt với thách thức môi trường lớn. Khi lục địa khô dần, những hồ nước nội hải và rừng cây bắt đầu biến mất. Vùng trung tâm Australia trở thành sa mạc bằng phẳng. Với điều kiện ngày càng khắc nghiệt, phó giáo sư Trevor Worthy cho rằng nguồn thức ăn có thể suy giảm, gây áp lực đáng kể cho loài vật.

Nhóm nghiên cứu cho biết các tác động của giai đoạn hạn hán nghiêm trọng bao gồm tỷ lệ nhiễm bệnh về xương cao. Những cá thể yếu do nhiễm bệnh nhiều khả năng mắc kẹt dưới lớp bùn sâu và chết. Do không có bằng chứng nào cho thấy Genyornis sống sót qua thời kỳ này, có thể hạn hán kéo dài và tỷ lệ mắc bệnh cao góp phần khiến loài chim này tuyệt chủng. McInerney và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Papers in Palaeontology.

Cập nhật: 29/12/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video