Phát hiện hóa thạch côn trùng 23 triệu năm tuổi

Phần còn lại của côn trùng cổ đại và hạt hướng dương bị mắc kẹt trong hổ phách ở niên đại Miocene (cách đây 23 triệu năm) đã được phát hiện tại Peru hôm 9/8.

Cuộc khai quật đã được thực hiện ở vùng rừng núi gần biên giớ phía Bắc của Peru và Ecuador.

Những phát hiện mới này rất quan trọng bởi dựa vào loại côn trùng và hạt hướng dương thì chúng ta có thể xác định được loại khí hậu trong thời kỳ Miocene, nhà khảo cổ học Klaus Honninger cho biết.


Côn trùng hóa thạch được bảo quản trong hổ phách hơn 23 triệu năm được tìm thấy trong một khai quật giáp biên giới Ecuador (Ảnh: AFP)

Các nhà khảo cổ học cũng phát hiện có hàng trăm miếng hổ phách rộng đến 12cm chứa các loại côn trùng như: bọ cánh cứng, barklice, ruồi và nhện. Chúng bị mắc kẹt trong hổ phách nên có sự bảo quản rất tốt. Ngoài ra, họ còn phát hiện ra một sinh vật có đầu giống với đầu chó và có chân dài gấp 4 lần cơ thể. Các nhà khảo cổ cho rằng nó có thể là loài nhện cổ xưa.

Do sự thay đổi khắc nghiệt của khí hậu từ kỷ Miocene (23 tới 5 triệu năm trước) là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của những loài côn trùng này.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video