Phát hiện hóa thạch sinh vật 500 triệu tuổi

  •   32
  • 3.084

Với độ tuổi đáng kinh ngạc hơn 520 triệu năm, sinh vật biển đơn sơ này là một trong những sự sống đầu tiên tồn tại trên Trái đất.

Trong một chuyến khai quật gần tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, các nhà khoa học đã tìm thấy một hóa thạch nguyên vẹn đến kinh ngạc của một sinh vật biển với độ tuổi hơn 520 triệu năm.

Đây là một trong những hóa thạch sống lâu đời nhất được con người tìm thấy.
Đây là một trong những hóa thạch sống lâu đời nhất được con người tìm thấy.

Hóa thạch thuộc về một giống động vật chân đốt có tên gọi "fuxhianhuiid". Hệ thống dây thần kinh và tứ chi vô cùng đơn sơ của nó giúp xác nhận giả thuyết về sự xuất hiện rất gần đây của sự sống cao cấp trên Trái đất.

Theo ước tính, fuxhianhuiid sống khoảng 50 triệu năm trước khi những sinh vật biển đầu tiên phát triển chân để bước đi trên cạn.

Fuxhianhuiid được xác nhận là một trong những sinh vật có khớp đầu tiên. Nhiều khả năng nó đã tiến hóa từ loài giun.

"Phát hiện được hóa thạch chân đốt này có ý nghĩa vô cùng lớn lao với khoa học", giáo sư Javier Ortega-Hernández thuộc đại học Cambridge, Anh cho biết.

"Trước đây những hóa thạch trăm triệu năm tuổi tìm được đều thuộc về thực vật. Hóa thạch động vật hiếm hoi này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm rất nhiều về quá trình tiến hóa từ biển lên cạn của tự nhiên".

Theo VTC
  • 32
  • 3.084