Hóa thạch thời tiền Cambri được phát hiện trong phiến đá ở miền nam Trung Quốc gợi ý rằng sự sống của sinh vật đa bào phức tạp đã xuất hiện cách đây ít nhất là 600 triệu năm.
Vi hóa thạch hình cầu này được phát hiện trong loại đá phosphorite thu thập được ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc vào năm 1997.
Ảnh: Sci-News
Một số nghiên cứu trước đây đã giải thích các vi sinh vật, được gọi là Megasphaera, như vi khuẩn, sinh vật nhân chuẩn đơn bào, tảo, động vật song phương đối xứng hoặc các hình thức chuyển tiếp liên quan đến động vật hiện đại như bọt biển và hải quỳ. Tuy nhiên, vòng đời hoàn chỉnh của chúng chỉ mới được giải mã gần đây.
Trong một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature, một nhóm các nhà cổ sinh vật học dưới sự lãnh đạo của tiến sĩ Xunlai Yuan thuộc Viện Nam Kinh Địa chất và cổ sinh vật học mô tả microfossils Megasphaera mà trước đó bị quên lãng dù đã được thu thập từ gần hai thập kỷ trước.
Những hóa thạch đại diện cho Megasphaera cho thấy đa bào phức tạp khác hẳn với vi khuẩn đơn giản và xuất hiện ít nhất 600 triệu năm trước.
Trang Sci-News dẫn lời giáo sư Shuhai Xiao cho biết điều này mở ra một hướng mới đối với nghiên cứu về thời gian và sự tiến hóa của các sinh vật đa bào.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.