Loài ếch mới được phát hiện có biệt danh là ếch Chinle vì nó được tìm thấy trong hệ tầng Chinle ở phía bắc Arizona. Đây được cho là một phát hiện lớn trong khi bản thân sinh vật này lại rất nhỏ bé, chỉ dài hơn 1,3cm.
"Một con ếch Chinle có thể nằm gọn trên đầu ngón tay của bạn", nhà nghiên cứu Michelle Stocker, giáo sư khoa học địa chất tại Đại học Virginia Tech, cho biết.
Các hóa thạch ếch Chinle được tìm thấy bên cạnh hóa thạch của loài Phytizard giống cá sấu và những con khủng long thời kỳ đầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không tìm thấy toàn bộ bộ xương ếch, mà thay vào đó là một số phần xương hông bị phân mảnh.
Các nhà khoa học vừa phát hiện hoá thạch loài ếch cổ nhất thế giới.
Các nhà khoa học hi vọng sẽ sớm tìm thấy nhiều hóa thạch của chúng hơn, đó là lý do tại sao họ chưa đặt cho sinh vật này một cái tên khoa học chính thức.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng trong khi mẫu vật Chinle là họ hàng xa của ếch, chúng không phải là tổ tiên trực tiếp của ếch hiện đại.
Trong Kỷ Trias, khi những con vật giống ếch này sống, Arizona không như ngày nay. Thay vào đó, hẻm Grand Canyon từng nằm cách xích đạo khoảng 10 độ về phía Bắc.
Một phân tích về xương hông của ếch cho thấy loài này có nhiều đặc điểm với ếch hiện đại và Prosalirus, một loài ếch Kỷ Jura đầu tiên được phát hiện ở quốc gia Navajo ngày nay.
"Đây là những con ếch cổ nhất sống gần xích đạo. Những con ếch cổ nhất trước đó khoảng 250 triệu năm tuổi từ Madagascar và Ba Lan, nhưng những mẫu vật đó là từ vĩ độ cao hơn so với ếch Chinle và không phải là vùng xích đạo”, nhà nghiên cứu Stocker nói.
Thành viên trong nhóm nghiên cứu hiện vẫn đang rà qua đất và đá khai quật tại địa điểm này, nơi họ hy vọng sẽ tìm thấy nhiều hoá thạch sọ và xương từ ếch Chinle.