Phát hiện hóa thạch rắn cổ nhất

Các nhà khoa học khai quật được hóa thạch rắn cổ nhất, với niên đại khoảng 167 triệu năm tuổi, giúp hiểu thêm về quá trình tiến hóa của loài này.


Một số hóa thạch bộ hàm của rắn có niên đại 167 triệu năm. (Ảnh: Michael Caldwell)

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Alberta, Canada, khai quật hóa thạch còn sót lại của 4 con rắn. Chúng xuất hiện sớm hơn khoảng 70 triệu năm so với hóa thạch rắn cổ nhất mà con người từng phát hiện. Khám phá trên cho thấy, loài rắn đã có từ cách đây 167 triệu năm, cùng thời đại với thằn lằn ngón cánh và khủng long.

Sọ, bộ hàm, xương sườn và răng hóa thạch có nhiều đặc điểm tương tự với rắn ngày nay. Hóa thạch rắn lâu đời nhất thuộc loài Eophis underwoodi, được khai quật ở miền nam nước Anh. Hóa thạch lớn nhất, loài Portugalophis lignites, có nguồn gốc từ mỏ than ở Bồ Đào Nha.

Cách đây 150 triệu năm, Anh và Bồ Đào Nha là khu vực đầm lầy ven biển trên chuỗi đảo lớn thuộc đường bờ biển Jurassic, bao phủ hầu hết khu vực phía tây và trung tâm châu Âu ngày nay. Qua vị trí phát hiện hóa thạch, các nhà khoa học cho rằng chúng đến từ môi trường biển.

"Điều này rất có thể xảy ra, giống như ngày nay nhiều loài động vật khác di chuyển khắp hành tinh bằng cách bơi. Gần như tất cả các loài rắn ngày nay đều sống thoải mái trong môi trường nước", CBSNews dẫn lời tác giả nghiên cứu Michael Caldwell nói.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video