Phát hiện hoá thạch thú mỏ vịt cổ xưa nhất

Các nhà khoa học vừa tìm thấy hóa thạch 250 triệu năm tuổi của loài động vật được cho là "thú mỏ vịt" thời tiền sử. Địa điểm tìm thấy là ở Trung Quốc.

Qua hoá thạch được tìm thấy, các nhà nghiên cứu đánh giá có thể loài động vật được cho là thú mỏ vịt thời tiền sử này chắc chắn không thông minh như loài thú vỏ mịt hiện đại.

Nguyên nhân là bởi cái đầu nhỏ bé của nó có tỷ lệ kỳ lạ với cơ thể to lớn và đôi mắt nhỏ có lẽ không thể nhìn tốt. Nhưng bất chấp điều này, nó vẫn tìm được cách săn con mồi để tồn tại.


Hoá thạch được cho là của loài thú mỏ vịt cổ đại mới được tìm thấy.

"Loài vật này có đôi mắt nhỏ khác thường đối với cơ thể. Chúng chỉ bị cạnh tranh bởi một số động vật sống dựa vào các giác quan khác ngoài tầm nhìn và kiếm ăn bóng tối ví dụ như một số con chuột chù, lửng.

Vì vậy, rất có thể nó đã sử dụng các giác quan xúc giác giống như mỏ vịt để phát hiện con mồi trong hoàng hôn hoặc bóng tối.

Tại thời điểm này, loài này đại diện cho kỷ lục lâu đời nhất về các loài động vật có xương sống mắt nhỏ như vậy với bốn chi”, Ryosuke Motani, nhà nghiên cứu chính của nghiên cứu cho biết.

Trước đây, các nhà khoa học chỉ tìm thấy hóa thạch một phần, không đầu của sinh vật này, được biết đến với tên khoa học là Eretmorhipis carrolldongi.

Khoảng một thập kỷ trước, nhà nghiên cứu Cheng Long, thuộc Trung tâm Khảo sát Địa chất Vũ Hán, Trung Quốc, và nhóm của ông đã được chính quyền tỉnh Hồ Bắc, mời khai quật hệ tầng thấp hơn. Chính tại đó, họ đã khai quật được một mẫu vật E. carrolldongi bao gồm cả cái đầu nhỏ bé của loài thú mỏ vịt cổ đại.

Một con E. carrolldongi cổ đại dài khoảng 70cm, có thân hình dài và cứng, bốn chân chèo hình lưỡi kiếm hình tam giác nhô ra khỏi lưng. Chúng có khả năng ăn động vật không xương sống mềm, như tôm và giun.

Các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng xác định những gì sinh vật giống thú mỏ vịt không thể làm tốt như khả năng nghe và nó có lẽ không thể nếm nhiều bằng lưỡi, vì nó không có cấu trúc trong vòm miệng giúp truyền thông tin hóa học từ lưỡi đến các cơ quan cảm giác khác.

E. carrolldongi được cho có liên quan xa đến Ichthyizard, loài bò sát giống cá heo trong thời đại khủng long. Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu đã nghĩ rằng việc đa dạng hóa động vật biển đã chậm lại trong khoảng 8 triệu năm sau khi tuyệt chủng hàng loạt thời Kỷ Permi cách đây 252 triệu năm. Nhưng bây giờ, việc phát hiện và phân tích E. carrolldongi cho thấy các loài bò sát biển có sự đa dạng đáng chú ý ngay sau khi tuyệt chủng hàng loạt đó.

Cập nhật: 30/01/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video