Phát hiện khuôn mặt mới của tổ tiên loài người 3,9 triệu tuổi

Các nhà nghiên cứu đã làm việc trong Dự án Nghiên cứu Cổ sinh vật học Woranso-Mille tại bang Afar- Ethiopia trong 15 năm đã phát hiện ra hộp sọ này.

Một phân tích chi tiết về hộp sọ và nơi nó được tìm thấy đã được công bố ngày 28/8 trên Tạp chí Nature.

Ông Yohannes Haile-Selassie, tác giả nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Cleveland, cho biết: "Tôi không thể tin vào mắt mình. Đó là một khoảnh khắc eureka và một giấc mơ trở thành sự thật. Đây là một trong những mẫu vật quan trọng nhất mà chúng tôi tìm thấy cho đến nay".


Khuôn mặt khá hoàn chỉnh của tổ tiên loài người cách đây 3,8 triệu năm tuổi. (Ảnh: Ancient Finds).

Hộp sọ MRD này, được các nhà nghiên cứu xác định là đại diện cho tổ tiên đầu tiên của loài người được gọi là Australopithecus anamensis sống từ 3,9 đến 4,2 triệu năm trước. Điều này khác với nhận định từ bao lâu nay: Chúng ta vẫn tự xem là hậu duệ có tổ tiên thuộc Australopithecus afarensis, mà bộ xương Lucy nổi tiếng đã tìm được trước đây.

"Cho đến nay, hiểu biết của chúng ta có một khoảng trống lớn giữa tổ tiên loài người được biết đến sớm nhất, khoảng 6 triệu năm tuổi và các loài như "Lucy", 2-3 triệu năm tuổi. Một trong những khía cạnh thú vị nhất của khám phá này là cách nó bắc cầu không gian hình thái giữa hai nhóm này" - TS Stephanie Melillo, đồng tác giả nghiên cứu thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck nói.

Hộp sọ anamensis, có khả năng thuộc về một người đàn ông, đã được di chuyển một khoảng cách ngắn xuống một con sông sau khi chết và bị chôn vùi bởi một trầm tích ở một vùng đồng bằng - bà Beverly Saylor, tác giả nghiên cứu và giáo sư về địa tầng và trầm tích tại ĐH Case Western Reserve - cho biết.

Là thành viên lâu đời nhất được biết đến của chi Australopithecus, anamensis sở hữu một hỗn hợp các tính năng hấp dẫn: Hộp sọ dài và nhỏ, có khuynh hướng nhô ra với xương gò má đưa ra về phía trước. Răng nanh được tìm thấy trong hộp sọ rất lớn.

Xác định anamensis đang cho phép các nhà nghiên cứu hiểu được tổ tiên của loài người phát triển sớm như thế nào.

Xác nhận danh tính của mảnh vỡ sống cách đây 3,9 triệu năm, cho thấy có hai loài thực sự tồn tại cùng nhau ít nhất 100.000 năm là afarensis và anamensis.


Khuôn mặt của loài afarensis, 3 triệu năm tuổi. (Ảnh: CNN).

"Chúng tôi từng nghĩ rằng anamensis dần biến thành afarensis theo thời gian" - bà Melillo nói. "Chúng tôi vẫn nghĩ rằng hai loài này có mối quan hệ hậu duệ tổ tiên nhưng phát hiện mới này cho thấy hai loài thực sự sống cùng nhau trong một thời gian khá lâu. Nó thay đổi cách hiểu của chúng tôi về quá trình tiến hóa và đưa ra những câu hỏi mới: những con vật này đang cạnh tranh thức ăn hay không gian với nhau?"

Có hay không các quần thể hỗn hợp vẫn tiếp tục được các nhà khoa học tranh luận.

Cập nhật: 29/08/2019 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video