Phát hiện lỗ đen "háu đói" nhất trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một lỗ đen kỳ dị, đang "ngốn ngấu" khí từ một ngôi sao lân cận với tốc độ nhanh gấp 10 lần so với phỏng đoán trước đây.

>>> Giả thuyết về hố đen vũ trụ không hề tồn tại?
>>> Khám phá bí ẩn về những hố đen kỳ lạ nhất vũ trụ

Lỗ đen "háu đói" nói trên có biệt hiệu P13, tọa lạc ở vùng ngoại vi thiên hà NGC7793, cách Trái đất khoảng 12 triệu năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu phát hiện, lỗ đen P13 đang hấp thu một khối lượng tương đương 100 tỉ tỉ chiếc xúc xích mỗi phút.

Tiến sĩ Roberto Soria, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu thiên văn học vô tuyến quốc tế (ICRAR) đang làm việc tại cơ sở của ICRAR ở Đại học Curtin (Australia) cho biết, do khí bị hút về phía một lỗ đen, nên nó rất nóng và sáng chói. Các nhà khoa học ban đầu chú ý tới P13 vì nó sáng chói hơn nhiều so với các lỗ đen khác, nhưng từng cho rằng, lỗ đen này đơn giản chỉ có kích cỡ lớn hơn thông thường.


Lỗ đen P13 đang hấp thu một khối lượng tương đương 100 tỉ tỉ chiếc xúc xích mỗi phút. (Ảnh: ICRAR)

"Lâu nay chúng ta vẫn tin rằng, vận tốc tối đa cho việc nuốt khí và sản sinh ra ánh sáng của một lỗ đen phụ thuộc chặt chẽ vào kích thước của nó. Vì vậy, dễ hiểu khi mọi người kết luận, P13 lớn hơn các lỗ đen thông thường, ít sáng hơn mà chúng ta quan sát được trong thiên hà của mình - dải Ngân hà", tiến sĩ Soria giải thích.

Khi ông Soria và các đồng nghiệp đến từ Đại học Strasbourg (Pháp) đo khối lượng của P13, họ khám phá ra rằng, nó thực sự có kích thước nhỏ, dù sáng chói hơn Mặt trời ít nhất 1 triệu lần. Chỉ khi đó, nhóm nghiên cứu nhận ra lỗ đen này đang hấp thu lượng vật liệu lớn tới mức nào.

Theo chuyên gia Soria, P13 di chuyển theo quỹ đạo quanh một ngôi sao "hiến tặng khí" siêu lớn, nặng hơn 20 lần Mặt trời của chúng ta. Các nhà khoa học quan sát thấy một bên của ngôi sao luôn sáng hơn bên kia, vì nó được các tia X phát ra từ lỗ đen P13 chiếu rọi. Do đó, ngôi sao dường như sáng hơn hoặc mờ hơn khi di chuyển quanh P13.

Điều này đã cho phép nhóm nghiên cứu đo lường thời gian để lỗ đen và ngôi sao "hiến tặng khí" quay quanh nhau (khoảng 64 ngày) và lập mô hình về vận tốc của 2 thiên thể đó cũng như hình dạng quỹ đạo của chúng.

Theo Vietnamnet, Daily Mail, Space
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video