Phát hiện mới: Tổ tiên của con người là cá mập

Con người tiến hóa từ một loài cá mập thời tiền sử cách đây 300 triệu năm, các nhà khoa học vừa cho biết.

>>> Cá mập lạ lộ diện ở Thái Bình Dương

Loài cá thời tiền sử mang tên Acanthodes bronni là tổ tiên của nhiều loài động vật có xương sống và xương hàm trên trái đất, trong đó có con người.

Kết quả phân tích lại một hộp sọ từ cách đây 290 triệu năm cho thấy đó là động vật thuộc loài động vật có xương hàm (gnathostome), bao gồm hàng chục nghìn động vật có xương sống ngày nay, trong đó có cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người.

Acanthodes, từ Hy Lạp có nghĩa là “có nhiều gai”, tồn tại trước khi cá mập tiền sử và cá nhiều xương tách riêng. Các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.


Phác họa cá Acanthodes bronni, tổ tiên của con người. (Nguồn: Daily Mail)

So với các loài cá mập nhiều gai thì  cá mập cổ có kích thước tương đối lớn. Chúng có mang chứ không có răng, có cặp mắt lớn và sống dựa vào sinh vật phù du.

“Không ngờ Acanthodes hóa ra lại cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về tổ tiên của các loài cá có gai và cá mập", GS. Michael Coates, nhà sinh vật học ở ĐH Chicago và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói.

Cá sụn, trong đó có các loài cá mập, cá đuối, và cá ratfish ngày nay tách ra từ các loài cá nhiều xương cách đây 420 triệu năm. Nhưng những tổ tiên sớm nhất của con người, cá đuối và cá mập trắng khổng lồ vẫn chỉ được biết đến rất ít.

Theo Đất Việt, Daily Mail
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video