Tấm gương đồng vẫn bóng loáng sau 1.900 năm dưới lòng đất

Chiếc gương đồng thời Hậu Hán được bảo quản nguyên vẹn tới mức có thể soi bóng người sau 1.900 năm.

Chiếc gương đồng có đường kính 11,3cm được khai quật hồi tháng 4 ở di chỉ khảo cổ Nakashima ở thành phố Fukuoka, Nhật Bản, International Business Times đưa tin. Theo nhà chức trách thành phố, cổ vật này được chế tác vào thời Hậu Hán (năm 25 - 220) và được bảo quản nguyên vẹn tới mức khó tin.


Chiếc gương đồng 1.900 năm tuổi. (Ảnh: AFP).

Những chiếc gương đồng lâu đời như vậy thường rạn nứt hoặc bị gỉ đồng bao phủ, nhưng chiếc gương này trong tình trạng tốt tới mức vẫn soi được hình bóng lờ mờ, theo Asahi Shimbun. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán không khí ẩm ướt ở quanh khu di chỉ có thể đã ngăn chiếc gương khỏi bị oxy hóa.

Chiếc gương được xếp vào loại gương có viền hình vòm nối nhờ các họa tiết trang trí. Nhóm nghiên cứu còn tìm thấy dòng chữ khắc "Trường nghi tử tôn" có nghĩa "con cháu thuận hòa muôn đời". Ngoài chiếc gương, họ còn tìm thấy đồ đất nung sản xuất cuối thời Yayoi (từ năm 300 trước Công nguyên đến năm 300). Món đồ đất nung đang đặt ở phòng trưng bày của Bảo tàng thành phố Fukuoka.

Các nhà khoa học chưa biết mục đích sử dụng chính xác của chiếc gương cổ, nhưng Hidenori Okamura, giáo sư khảo cổ học ở Đại học Kyoto suy đoán chiếc gương có thể phục vụ nghi thức tôn giáo xa xưa dựa theo vị trí phát hiện.

Cập nhật: 03/01/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video