Các nhà khoa học viện y học Dana-Farber (Hoa Kỳ) vừa phát hiện trong cơ thể người ngoài mỡ màu nâu và mỡ màu trắng còn có một loại nữa màu nâu hồng nhạt (thường gọi là màu “be”).
Các tế bào mỡ này rất giống với tế bào mỡ màu nâu và có cùng một chức năng như mỡ màu nâu, nghĩa là khi đốt cháy làm giảm lượng lipid dư thừa, sinh nhiệt, nhưng nó khác về cơ bản với mỡ màu nâu về các đặc tính di truyền và đặc tính sinh hoá học.
Như trước đây quan niệm, trong cơ thể có hai loại mỡ là mỡ màu nâu và mỡ màu trắng. Mỡ màu nâu đốt cháy những lipid màu trắng để tạo thành nhiệt. Các nhà khoa học cho rằng mỡ màu nâu chỉ có ở các loài vật và người trẻ nhưng sau đó, họ phát hiện cả ở những người đã trưởng thành.
Loại mỡ màu be có thể là hướng mới để nghiên cứu các phương pháp chữa béo phì.
Phát hiện đã gợi ý cho các nhà khoa học huy động các tế bào của mỡ này vào việc chống béo phì. Theo ý họ, các tế bào mỡ màu be có thể thủ tiêu được các khối mỡ trong cơ thể.
Từ nay các nhà khoa học Mỹ đã bổ sung vào danh sách mỡ thêm một loại mỡ màu be. Họ cho rằng mỡ màu be mặc dù đốt cháy mỡ trong các mô mỡ (adipocyte) màu trắng, giống như mỡ màu nâu những là một loại mô mỡ độc lập mà không phải là một biến thể của mỡ màu nâu. Ở người lớn tuổi mỡ màu be tạo thành những khối tập trung nhỏ dưới da, dọc xương sống và bên cạnh xương đòn.
Nói chung các nhà khoa học cho rằng mỡ màu nâu trước đây tìm thấy ở người trưởng thành thực ra là mỡ màu be. Mặc dù bản chất của chúng rất giống nhau, nhưng hình dạng mô của chúng lại rất khác nhau và nguồn gốc của chúng cũng khác nhau.
Tế bào mỡ màu nâu được tạo thành từ tiền thân tế bào gốc, cũng giống như tế bào cơ, còn tế bào mỡ màu be là một tiền thân đặc biệt, tạo thành do tích tụ của tế bào mỡ màu trắng. Tế bào mỡ màu be đốt mỡ cũng có hiệu quả như tế bào mỡ màu nâu.
Các nhà khoa học cho rằng cần chuyển sự chú ý sang tế bào mỡ màu be để sử dụng trong việc ngăn ngừa hiện tượng béo phì và điều chỉnh sự chuyển hoá.