Loài rắn mù này là một trong số ít các loài động vật có mặt trong quá trình hình thành đảo Madagasca.
Với chiều dài cơ thể khoảng 30cm, rắn mù có hành vi khá giống với với các loài giun. Chúng đào xới và sinh sống bên dưới mặt đất ở khắp các lục địa, trừ Nam Cực. Về cấu tạo cơ thể, loài rắn mù này khác giun ở chỗ chúng có xương sống và thân mình có vảy.
“Từ thuở sơ khai của các lục địa, quá trình phân tách và trôi dạt của các lục địa đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiến hóa của loài rắn này do dân số của loài bị chia cắt khi các lục địa tách rời nhau” – Nhà nghiên cứu Nicolas Vidal ở Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp ở Paris nói.
Đảo Madagascar – ngày nay được xem là một phần của Châu Phi – cách đây 94 triệu năm đã tách ra từ lục địa Ấn Độ. Loài rắn mù này sống ở Madagasca từ đó và tiến hóa thành một loài mới so với các bà con của chúng ở các nơi khác.
Lịch sử tiến hóa của chúng vẫn còn là một bí ẩn do người ta không tìm thấy bất cứ một hóa thạch nào của chúng. Tuy nhiên, bằng cách cách so sánh các gen của khoảng 96 loài rắn mù trên trái đất, các nhà nghiên cứu đã có thể tạo được một sơ đồ phả hệ tiến hóa của các loài rắn mù.
Theo đó, loài rắn mù mới được phát hiện này đầu tiên sống phía nam đại lục địa Gondwana. Khi Gondwana bị chia tách, những con rắn này bị cô lập trên phần lục địa được gọi là Indigascar – khu vực mà bây giờ tách ra thành Ấn Độ và Madagascar. Không lâu sau khi bị cô lập, loài rắn này theo quá trình tiến hóa đã phát triển thành một loài mới như chúng ta thấy ở hình trên.