Phát hiện một số loài chim quý hiếm ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Ngày 15/11 BQL di sản Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, trong khuôn khổ Dự án “Bảo tồn và Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, Việt Nam”, các nhà khoa học của Tổ chức BirdLife đã tiến hành khảo sát đa dạng sinh học các loài chim trong phạm vi khu vực mở rộng của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn, huyện Minh Hóa.


Chích đá vôi, loài mới công bố.

Nhóm khảo sát đã phát hiện ở đây 159 loài chim, trong đó có năm loài đang bị đe dọa trên tòa cầu, hai loài sắp nguy cấp ở cấp quốc gia. Đã ghi nhận ba trong tổng số bảy loài có phân bố hẹp ở "Vùng chim đặc hữu đất thấp Miền Trung" bao gồm khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui, khướu đá mun Stachyris herberti và chích chạch má xám Macronous kelleyi. Khướu đá mun là loài mới chỉ được ghi nhận ở một địa điểm khác ở miền Trung Việt Nam là Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrong, nhưng với quần thể nhỏ trong phạm vi hẹp. Loài chích chạch má xám là loài có vùng phân bố hẹp đã quan sát thấy ở khu vực Mò Ó, xã Thượng Hóa.

Đây là ghi nhận đầu tiên về loài này cho Vùng chim quan trọng Kẻ Bàng. Loài chích đá vôi Phylloscopus calciatilis ở hai điểm thuộc xã Thượng Hóa. Đây là loài hoàn toàn mới được khoa học mô tả và công bố.

Cả hai loài khướu đá mun và chích đá vôi là những loài chỉ sống ở sinh cảnh rừng trên núi đá vôi và chúng chỉ tìm thấy ở một vài nơi tại Việt Nam.

Theo SGTT
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video