Phát hiện nguồn tia gamma sáng nhất trong vũ trụ

Trong vài giây, chớp tia gamma GRB 190114C tạo ra năng lượng bằng Mặt Trời sản sinh trong suốt vòng đời.

Các nhà thiên văn học quốc tế tìm ra nguồn ánh sáng năng lượng cao mạnh nhất trong vũ trụ, một vụ nổ dữ dội diễn ra trong thiên hà cách Trái Đất 7 tỷ năm ánh sáng. Ánh sáng sinh ra từ vụ nổ được gọi là chớp tia gamma (GRB). Vụ nổ mạnh kiểu này thường là kết quả từ quá trình sụp đổ của những ngôi sao siêu lớn hay sự kiện sáp nhập của sao neutron hoặc hố đen.


Vụ nổ tạo chớp tia gamma mạnh nhất trong vũ trụ. (Ảnh: Business Insider).

GRB là những tia gamma lóe lên rất nhanh. Đây là dạng ánh sáng có năng lượng cao nhất với bước sóng ngắn nhất, thường chỉ kéo dài vài giây. Theo sau chớp sáng ban đầu là dư quang tồn tại lâu hơn, bao gồm những bước sóng ánh sáng dài hơn như tia X, tia cực tím, quang học, hồng ngoại, vi sóng và vô tuyến. Giới nghiên cứu có thể quan sát chúng trong vài phút, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

GRB là sự kiện tạo ra năng lượng cực mạnh. GRB chỉ tồn tại vài giây hoặc ít phút ngắn ngủi nhưng năng lượng do nó sinh ra tương đương với năng lượng của Mặt Trời trong vòng đời hàng tỷ năm. Đó là lý do giới nghiên cứu có thể phát hiện GRB từ khoảng cách rất xa.

Sự kiện GRB mới nhất có tên GRB 190114C được nhận biết bởi hai vệ tinh trong vũ trụ, Đài quan sát Neil Gehrels Swift và kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi, vào ngày 14/1/2019, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature.

Trong vòng 22 giây sau phát hiện, thông tin về GRB 190114C được chia sẻ với các nhà thiên văn học trên khắp thế giới, bao gồm các chuyên gia vận hành kính viễn vọng Major Atmospheric Gamma Imaging Cherenkov (MAGIC) trên quần đảo Canary ở Tây Ban Nha. Những quan sát bằng kính viễn vọng MAGIC hé lộ photon, hạt ánh sáng từ dư quang của GRBm có năng lượng vào khoảng 0,2 - 1 teraelectron (TeV). Theo nhóm nghiên cứu, đây là mức bức xạ năng lượng cao nhất từng được ghi nhận ở GRB, biến GRB 190114C thành nguồn photon sáng nhất trong vũ trụ, theo Gemma Anderson, nhà nghiên cứu ở Đại học Curtin, Australia.

Sau quan sát ban đầu, các kính viễn vọng trên khắp thế giới cũng tham gia xác định nguồn gốc của GRB và những đặc điểm của nó. Dữ liệu sẽ cho phép nhóm nghiên cứu mô tả cơ chế phía sau sự kiện phát sáng.

Cập nhật: 22/11/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video