Tuy không phải phát hiện khảo cổ đáng kinh ngạc nhưng việc phát hiện ra nhà vệ sinh vẫn còn nguyên mùi hôi thối lại khiến các chuyên gia hết sức vui mừng.
>>> Hố xí tập thể lớn nhất hành tinh
Phân người được mô tả vẫn trong “điều kiện tuyệt vời” có nguồn gốc từ thế kỉ 14 bên trong những chiếc thùng được tạo ra với mục đích đặc biệt.
Thật đáng ngạc nhiên, phân từ thời Trung cổ bên trong những chiếc thùng đó vẫn còn bốc mùi nồng nặc dù biết bao thế kỉ đã trải qua.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu hai nhà vệ sinh đó gắn liền với một ngôi nhà hay đóng vai trò như một nhà vệ sinh công cộng.
Họ hy vọng rằng số phân đó sẽ cung cấp những ý tưởng để biết người Đan Mạch vào thời điểm đó đã ăn gì. Hiện chúng đang được các chuyên gia phân tích.
Chất thải được tìm thấy ở Odense trên đảo Funen. Phát hiện này đặc biệt hữu ích cho các chuyên gia vì những chiếc thùng này được sử dụng cho những mục đích khác nhau trước khi chúng được chuyển đổi thành nhà vệ sinh.
Những vết tích đánh dấu trên những chiếc thùng gỗ bao gồm thông tin chi tiết của chủ sở hữu và cũng tiết lộ rằng một trong số chúng đã từng được dùng để vận chuyển hàng hóa cũng như để lưu trữ cá.
Những chiếc thùng gỗ được đánh dấu chi tiết về thông tin của chủ sở hữu và tiết lộ rằng chúng cũng từng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy ba chiếc thùng xếp chồng lên nhau được cho là đã được sử dụng như một cái giếng.
Chúng được gắn liền với nhau và bao bọc bởi đất sét để không bị thấm nước, trong khi đó họ cũng phát hiện một hệ thống đường ống ở dưới cùng của cấu trúc này.
Quá trình khai quật khu vực này vẫn đang được tiếp tục và cũng là lần khai quật có quy mô lớn nhất ở một khu vực đô thị trong lịch sử Đan Mạch. Odense là thành phố lớn thứ ba của đất nước này.
Nhà vệ sinh lâu đời nhất được phát hiện ở Ấn Độ và Pakistan, được xây dựng 2.800 năm trước Công nguyên.
Những người cổ đại xây dụng nhà vệ sinh từ gạch. Một trong số đó thậm chí còn có chỗ ngồi bằng gỗ và máng để chất thải chảy ra cống rãnh và hầm chứa phân.