Phát hiện nhiều bằng chứng ung thư gan có liên quan đến thuốc Bắc

Theo một báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Y học Tịnh tiến (Science Translational Medicine) ngày 18/10, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều bằng chứng về mối liên hệ giữa phương pháp điều trị bệnh bằng dược liệu truyền thống Trung Quốc và bệnh ung thư gan ở khu vực châu Á.

Báo cáo trên khuyến nghị cần các biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn người dân sử dụng các loại axit aristolochic (AA).

Những axít này được tìm thấy trong một số bài thuốc cổ truyền của Trung Quốc sử dụng khi sinh con để chống nhiễm trùng và hỗ trợ hồi phục cơ thể sau sinh.


Cần các biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn người dân sử dụng các loại axit aristolochic (AA).

Các nhà khoa học đã tiến hành xét nghiệm 98 khối u gan được lưu trữ ở các bệnh viện Đài Loan và phát hiện ra rằng 78% trong số đó chứa các mẫu đột biến cho thấy nhiều khả năng các khối ung thư phát sinh do tiếp xúc với các hóa chất trên.

Do các loại axít trên gây ra “một dấu hiệu đột biến đặc trưng được nhận diện rõ” nên các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu 89 mẫu ung thư gan ở Trung Quốc và phát hiện ra rằng 47% số đó có liên quan đến thành phần dược liệu cổ truyền.

Năm 2003, Đài Loan đã cấm một số bài thuốc sử dụng những loại thảo dược trên sau khi phát hiện axít aristolochic có thể gây ra suy thận và ung thư niệu đạo.

Tuy nhiên, theo báo cáo trên, không có một lệnh cấm tuyệt đối nào được áp dụng ở Trung Quốc hoặc Đài Loan và nhà chức trách chỉ đưa ra quy định đối với một số loại cây cụ thể, chứ không phải tất cả các loại cây và sản phẩm chứa AA hoặc chất dẫn xuất của nó, khiến người sử dụng gặp khó khăn trong việc phòng tránh.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng những đột biến liên quan đến AA trong các loại ung thư gan ở Đài Loan không giảm sau khi lệnh cấm trên được thực hiện.

Điều này có thể do cần có nhiều thời gian hơn để ghi nhận thay đổi trong dữ liệu theo dõi.

Ngoài ra, có thể người dân vẫn tiếp tục tiếp xúc với AA thông qua các sản phẩm hoặc các hỗn hợp thảo dược khác có chứa những chất hóa học này.

Cập nhật: 20/10/2017 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video