Phát hiện nước ở vùng xích đạo sao Hỏa

Sau các phát hiện có nước ở vùng cực sao Hỏa, các nhà khoa học mới đây tuyên bố đã tìm thấy lượng lớn trầm tích băng đá nằm dưới những lớp đất nông gần xích đạo sao Hỏa.

Kết quả này củng cố niềm tin cho những nhà sinh học vũ trụ trong cuộc hành trình tìm kiếm nước và sự sống trên sao Hỏa.

Theo Sciencemag, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu thu được từ vệ tinh Odyssey - vệ tinh có "thâm niên" nghiên cứu hành tinh đỏ, có nhiệm vụ thu nhặt vật chất trên bề mặt sao Hỏa bằng cách sử dụng các tia vũ trụ bắn phá hành tinh này.

Các nhà khoa học đã nhẩm tính được lượng hydro và qua đó có thể xác định được lượng nước có thể tồn tại trong các lớp đất đá sao Hỏa.


Vệ tinh Odyssey đã tìm thấy các mảng băng dưới bề mặt của sao Hỏa ở những vùng có vĩ độ thấp - (Ảnh: NASA).

Ở số lượng nhỏ, lượng nước này có thể ở nhiều dạng: trong các mỏ khoáng chất ngậm nước hoặc nằm trong những phân tử băng trong cát hoặc bùn.

“Tuy nhiên, khi số lượng này được cho rằng lên đến 26% bề mặt vật chất thì chắc chắn rằng những mảng băng lớn phải nằm ngay dưới bề mặt sao Hỏa, Jack Wilson, nhà khoa học ở trường Đại học Johns Hopkins, Maryland, Mỹ nói.

Việc tìm thấy nước trên sao Hỏa vốn không mới, bởi vào năm 2002, cũng nhờ vào vệ tinh Odyssey, các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của nước trên sao Hỏa, tuy nhiên nước chỉ được phát hiện ở những vùng vĩ độ cao - gần vùng cực.

Hiện nay, Wilson và cộng sự đã vẽ ra một bản đồ mới từ việc nghiên cứu những dữ liệu thu được trước đây từ Odyssey nhưng ở tầm 290km. Do đó, bản đồ này tốt gấp 2 lần những bản đồ trước.

Lần này, họ tìm kiếm những mảng băng nhỏ hơn nhưng tập trung hơn và tìm thấy nhiều mảng nước như vậy ở vùng vĩ độ thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, trong đó có cả vùng xích đạo.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Icarus.

“Đây là một minh chứng tuyệt vời cho việc dữ liệu dù đã được sử dụng rồi vẫn có thể được phân tích kết hợp với những công nghệ mới để cho ra kết quả mới”, Jim Head, nhà địa chất học hành tinh ở Đại học Brown cho biết.

Cũng theo Jim Head, kết quả này rất quan trọng bởi khi đưa người lên sao Hỏa, chúng ta chắc chắn sẽ tìm nơi có nhiều nước.


Những vệt sẫm màu là những vùng giàu nước tiềm tàng trên sao Hỏa, trong đó có vùng xích đạo - (Ảnh: J.T. Wilson).

Tuy nhiên, theo những mô hình tính toán khí hậu sao Hỏa hiện nay, băng ở xích đạo chỉ có thể tồn tại khoảng 125.000 năm. Nếu băng thực sự tồn tại ở vùng xích đạo, đây có thể là bằng chứng cho thấy một sự dịch chuyển trục của sao Hỏa.

Không giống Trái đất, sao Hỏa không có một mặt trăng đủ lớn nào để giúp cân bằng trục quỹ đạo. Và nếu như tồn tại trục quỹ đạo lớn hơn 25o như hiện nay, một số mỏm băng chắc hẳn đã chuyển trực tiếp sang thể khí và di chuyển vào những nơi có vĩ độ thấp hơn.

Theo tạp chí Science, tạm gác lại chuyện làm thế nào các mảng băng có thể đến xích đạo, nếu như tìm được cách để đem các mảng băng này lên mặt đất và làm cho tan chảy, đây rất có thể là nơi bắt đầu sự sống của những vi khuẩn.

Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu sao Hỏa đã rất hào hứng khi nhìn vào những vệt sọc sẫm màu ở những sườn dốc đứng trên bản đồ, bởi có thể từ nơi đây sẽ rỉ ra những giọt nước đầu tiên - hoặc có thể từ băng tan chảy, hay từ mạch nước ngầm - và bắt đầu hình thành một thời kỳ mới.

Cập nhật: 18/08/2017 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video