Lộ nguyên nhân sao Hỏa từng giữ nước trong lòng hồ

Thêm một phát hiện bất ngờ liên quan tới sao Hỏa được các nhà khoa học công bố.

Theo thông tin đăng tải trên số ra mới nhất của tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học thuộc NASA vừa công bố thông tin, nhờ các vụ nổ khí methane mà một lượng nước lỏng trên sao Hỏa vẫn được duy trì trước khi bốc hơi, khô lạnh mãi như ngày nay.


Nhờ nhiệt độ ấm mà nhiều băng trên sao Hỏa lại tan ra thành nước lỏng. (Nguồn ảnh: Phys).

Vào khoảng 4,6 tỷ năm trước, còn gọi là thời Noachian, sao Hỏa có thể là một hành tinh ẩm ướt, nhiều nước lỏng, thậm chí còn có cả một đại dương mênh mông rộng lớn bao trùm. Trong lòng hồ, lòng biển chứa nhiều khí mê tan.

Bước vào thời kỳ Hesperian, tức là thời kỳ 600 triệu năm sau đó, sao Hỏa bỗng nhiên lạnh khô hơn, thời tiết cực đoan này đã tác động lên các con sông, hồ, khiến nhiều nước đóng băng sau đó bốc hơi.

Chính sức ép này đã khiến khí methane trong lòng hồ phát nổ, tạo ra các vụ nổ khí đồng loạt, giải phóng ra khí CO2, mà khí CO2 là khí nhà kính, khiến nhiệt độ môi trường nóng hơn.

Chính vì vậy, nhờ nhiệt độ ấm mà nhiều băng trên sao Hỏa lại tan ra thành nước lỏng, duy trì ở lòng hồ suốt một thời gian nhất định trước khi bốc hơi và khô lạnh vĩnh viễn mãi cho tới bây giờ.

Cập nhật: 30/10/2017 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video