Phát hiện phế tích khảo cổ của nền văn minh Aryan

Những thành phố thời kỳ đồ Đồng do người Aryan xây dựng đã được bắt đầu ở nền văn minh phương Tây của Châu Âu, vừa được khám phá ra tại một vùng xa xôi hẻo lánh trên đất nước Nga.

Các nhà khảo cổ học đã xác định danh tính của 20 điểm di chỉ khảo cổ có hình xoáy trôn ốc, đó là những dạng quần thể nhà ở đã được xây dựng cách đây khoảng 4.000 năm, chỉ một thời gian ngắn sau khi công trình Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập được xây dựng xong. Các nhà khảo cổ học tin rằng có lẽ những quần thể nhà ở này đã được xây dựng bởi dòng dõi người Aryan cổ đại, những người tôn sùng biểu tượng chữ thập ngoặc mà sau đó Đức Quốc Xã do Hitler đứng đầu đã chọn biểu tượng của người Aryan làm vật tượng trưng cho đảng của mình vào thập niên năm 1930.


Những thành phố thời đại đồ đồng đã được xây dựng cách đây khoảng 4.000 năm bởi dòng dõi người Aryan cổ đại, chúng trải dài tới 400 dặm dọc theo vùng thảo nguyên nước Nga.

Sử gia truyền hình Bettany Hughes đã khảo sát vùng đất hoang vắng thuộc thảo nguyên nước Nga nằm giáp giới với biên giới nước Cộng hoà Kazakhstan vào mùa hè năm 2010, trong chương trình truyền hình ăn khách “Theo dấu vết người Aryan” thuộc đài BBC Radio 3. Bà Bettany Hughes nói: “Rất có khả năng những quần thể kiến trúc mới được phát hiện có mối quan hệ với nền văn minh Hy Lạp cổ đại trong thời đại của các vị anh hùng. Bởi vì tôi đã viết nhiều sách liên quan đến thế giới thời đại đồ đồng, có cả một kho tàng lớn những mảnh vỡ của các trò chơi lắp hình hiện diện tại đây. Tất cả chúng tôi cho rằng đó là biểu hiện của loại tiếng mẹ đẻ, thuộc ngữ hệ ngôn ngữ Ấn Âu nguyên thuỷ, từ tất cả các loại ngôn ngữ mà chúng tôi biết. Tôi rất hào hứng khi nghe các nhà khảo cổ học nói rằng họ đã tìm thấy một hệ thống thông tin mật từ đó giải mã về nền văn minh thời đại đồ Đồng đã được khám phá ra trên vùng thảo nguyên ở phía Nam Siberia”.

Những vết tích của thành phố cổ đại này đã được khám phá ra lần đầu tiên cách đây 20 năm, chỉ một thời gian ngắn sau khi các quan chức Liên Xô nới lỏng lệnh cấm chụp ảnh từ không gian của các lực lượng phi quân sự. Nhưng do địa điểm toạ lạc các thành phố cổ lại nằm ở một nơi khá xa xôi, hẻo lánh do đó nó dường như trở nên bị quên lãng đối với phần còn lại của Châu Âu mãi cho đến gần đây. Những vùng đất hình xoáy trôn ốc đó có kích thước tương tự như một vài thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại, mỗi thành phố xoáy trôn ốc này là nơi ở cho khoảng từ 1.000 đến 2.000 người.

Bà Bettany Hughes đã trực chỉ đến vùng đất bao la này dưới lời mời của người đứng đầu đoàn khảo cổ, Giáo sư Gennady Zdanovich nhằm mục kỉnh tận mắt những thành phố bị chôn vùi bên dưới lòng đất thảo nguyên hoang dã. Ngôn ngữ Aryan đã được xác định như là loại ngôn ngữ tiên phong của các loại ngôn ngữ Châu Âu hiện đại. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, đã sử dụng những từ tương tự như “brother” hay “anh, em trai”, từ “oxen” hay “con bò” và từ “guest” hay “khách khứa” vốn có nguồn gốc từ tiếng Aryan.

Người ta cũng khai quật tại những điểm di chỉ khảo cổ này một số hiện vật như dụng cụ trang điểm, một cái xe ngựa và nhiều mảnh vỡ đồ gốm. Những đồ vật này bị phết lên hình biểu tượng chữ thập ngoặc, có lẽ xưa kia chúng đã được dùng như là biểu tượng về Mặt Trời và cuộc sống vĩnh cửu. Nhưng hình tượng chữ thập ngoặc và dòng giống Aryan đã được Hitler và Đức Quốc Xã công nhận như một biểu tượng thần thánh và tự cho mình là con cháu của dòng dõi Aryan thượng đẳng.

Những dấu vết của các điểm chôn cất ngựa dùng để cúng tế cũng đã được tìm thấy trong các tư liệu cổ của người Aryan cổ đại, trong đó miêu tả các loài động vật được chặt thành từng khúc và được chôn cất chung với các chủ nhân của nó.

Bà Bettany Hughes từ trường Cao đẳng King's London, nói thêm: “Giáo sư Zdanovich đã đưa tôi đến di chỉ khảo cổ học rộng lớn này; tôi không chắc để nói gì về những thứ đặc biệt tại đó. Kế đó ông ấy chỉ dẫn tôi về những thứ trên bề mặt địa mạo, tôi thực sự ngạc nhiên khi biết rằng tôi đang đi trên một thành phố cổ đã bị chôn vùi. Bây giờ tôi có thể mường tượng ra các pháo đài, lâu đài và nhà cửa cùng những di tích tôn giáo quan trọng khác. Tôi không thể nào biết đến nơi đó nếu Giáo sư không chỉ cho tôi hay. Những thư tịch và các bài thánh ca của người Anh -Điêng cổ đại đã mô tả về những nghi lễ hiến tế ngựa và các khu vực chôn cất, trong đó thịt ngựa được chặt từng miếng và chúng được chôn theo cùng với các chủ nhân. Đây quả là một khám phá khảo cổ học hết sức thú vị”.

Trương Diệc Quyền (Theo Daily Mail)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video