Phát hiện quái vật bóng tối gần chúng ta nhất, đang cố bắt "mặt trời" khác

Hành vi "quái vật" đã khiến một lỗ đen khối lượng sao lộ diện trước kính thiên văn, gần chúng ta hơn bất kỳ lỗ đen nào khác đã biết.

Theo Science Alert, đó là một lỗ đen khối lượng sao thuộc hệ sao đôi Gaia DR3 4373465352415301632, với bạn đồng hành là một ngôi sao nhỏ hơn một chút so với Mặt trời. Chúng năm cách Trái đất khoảng 1.550 năm ánh sáng, là lỗ đen gần nhất nhân loại từng nắm bắt được.

"Các tính toán cho thấy các lỗ đen khối lượng sao phải rất dồi dào, với khoảng 100 triệu cái như vậy nằm trong Milky Way (Ngân Hà, tức thiên hà chứa Trái đất)" - tờ Sci-News dẫn lời giáo sư Sukanya Chakrabarti từ Đại học Alabama - Mỹ, thành viên nhóm nghiên cứu.


Điểm sáng ở trung tâm hình ảnh chính là cặp đôi Gaia DR3 4373465352415301632, nơi ngôi sao nhìn thấy được ẩn chứa một người bạn khổng lồ đang cố lôi kéo nó - (Ảnh: Sloan Digital Sky Survey / Chakrabart)

Tuy nhiên ông nói thêm rằng các lỗ đen dạng này rất khó quan sát. Bản thân của lỗ đen vốn đã khó nắm bắt vì chúng đã nuốt chửng mọi thứ ánh sáng có thể giúp chúng ta trông thấy. Tuy nhiên nếu may mắn, nhân loại thỉnh thoảng tìm ra một lỗ đen nhờ thứ ánh sáng từ luồng phản lực mà chúng nhả ra khi đang nuốt vật chất, hoặc qua tác động của nó lên vật thể khác.

Trong trường hợp của quái vật bóng tối gần nhất này, nó đang cố lôi kéo người bạn đồng hành, một hành vi thường thấy ở một cặp đôi lỗ đen - sao.

Trong nghiên cứu lần này, nhóm của giáo sư Chakrabarti đã phân tích dữ liệu gần 200.000 ngôi sao mà vệ tinh lập bản đồ bầu trời Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thu thập.

Họ đã phân loại ra những vật thể có dấu hiệu cho thấy có một bạn đồng hành lớn, khối lượng tương đương một ngôi sao đang co kéo chính vật thể đó, nhưng không thể nhìn thấy người bạn đồng hành.

Các vật thể này được kiểm tra lại bằng một loạt kính thiên văn mặt đất khác, từ đó phát hiện cặp đôi trên.

Lỗ đen trong cặp Gaia DR3 4373465352415301632 có khối lượng khoảng 11,9 lần Mặt trời, từng là một ngôi sao khổng lồ trước khi cạn năng lượng và sụp đổ qua nhiều bước, cuối cùng thành lỗ đen. Bạn đồng hành của nó có khối lượng chỉ 0,91 lần Mặt trời và đã 7,1 năm tuổi.

Với quỹ đạo lên tới 185 ngày, hai vật thể đang khá xa nhau nên cho dù ngôi sao nhỏ liên tục bị "lung lay", lôi kéo bởi lỗ đen, có cơ may nó sẽ thoát được lâu dài.

Cập nhật: 24/10/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video