Phát hiện này có thể giúp đưa ra các phương pháp điều trị mới dành cho các bệnh nhân bị chứng rối loạn giấc ngủ, hoặc ít nhất cũng giúp hiểu rõ hơn điều gì khiến họ không thể có được một đêm ngon giấc.
Theo Engadget, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã phát hiện ra phần não có vai trò chấm dứt giấc ngủ lim dim (light sleep – giai đoạn chỉ ngủ lim dim). Giai đoạn light sleep còn được gọi là giai đoạn ngủ chập chờn, ngủ với đôi mắt bất động (Non-REM), và cuối cùng sẽ khiến bạn thức giấc.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra phần não có vai trò chấm dứt giấc ngủ lim dim.
Giáo sư Antoine Adamantidis đến từ trường Đại học Bern và các đồng nghiệp đã phát hiện ra một mạch thần kinh kẹp giữa hai vùng não, là vùng dưới đối và đồi thị. Các nhà khoa học đã thử nghiệm phản ứng này với loài chuột. Kích thích vùng não này bằng kỹ thuật Optogenetics (một kỹ thuật mới được phát triển hướng tới sự kiểm soát các hoạt động của tế bào thần kinh riêng lẻ), đã gây ra sự "thức giấc nhanh chóng" khỏi trạng thái ngủ lim dim, trong khi tập trung nhiều hơn vào trạng thái "tỉnh táo kéo dài".
Phát hiện này rất thú vị, giáo sư Adamantidis cho biết, vì nó có thể dẫn tới những kỹ thuật mới giúp con người phục hồi lại ý thức từ trạng thái thực vật hoặc trạng thái mơ màng ít có ý thức nhất. Hơn nữa, nó có thể được sử dụng để giúp các bệnh nhân bị chứng rối loạn giấc ngủ, hoặc ít nhất cũng giúp hiểu rõ hơn điều gì khiến họ không thể có được một đêm ngon giấc. Điện trị liệu không phải là một ý tưởng mới, nhưng trước đây nó được sử dụng mà con người vẫn không hiểu biết đầy đủ về các vùng não khác nhau, cũng như cách chúng tác động lên các mô hình giấc ngủ của chúng ta. Với phát hiện mới này, nhiều phương pháp điều trị khéo léo, hiệu quả hơn có thể được phát triển.
Nhưng không nên kỳ vọng quá sớm. "Mặc dù chúng ta đã có một bước tiến mới quan trọng, song vẫn phải mất một thời gian nữa các liệu pháp điều trị mới được đưa ra dựa trên kết quả ngày hôm nay", Adamantidis nhấn mạnh.