Phát hiện "rượu"... trôi trong vũ trụ: Liên quan đến sự ra đời của chúng ta

Các nhà khoa học Mỹ đã xác định được các phân tử rượu lớn nhất vũ trụ, thứ có thể rất quan trọng trong các vườn ươm sao.

Tờ Science Alert hài hước: Đó không phải là những chai rượu bị bỏ đi bởi các phi hành gia bất cẩn. Đó chỉ là những phân tử "anh em" với phân tử rượu trên Trái đất, cực nhỏ, nhưng cái vừa được xác định là cấu trúc phân tử cồn lớn nhất trong số tất cả các phân tử li ti đó.


"Vườn ươm sao" Sagittarius B2 - (Ảnh: ĐÀI THIÊN VĂN NAM ÂU (ESO)).

Các phân tử cồn vừa được xác định nằm ở dạng propanol, bao gồm normal-propanol được phát hiện lần đầu trong vùng hình thành sao và iso-propanol (thành phần chính trong nước rửa tay khô) thậm chí chưa từng được xác định trong bất kỳ dạng không gian giữa các vì sao nào.

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Rob Garrod từ Đại học Virginia - Mỹ, 2 dạng phân tử vừa được khám phá sẽ làm sáng tỏ cách các thiên thể như sao chổi và các ngôi sao được hình thành.

Cho dù ở trên Trái đất rượu gắn liền với những cuộc tụ tập và say xỉn thì "những người bà con ngoài hành tinh" này lại là biểu tượng của sự sống.

Chúngã được tìm thấy trong một "phòng sinh"" của các ngôi sao, vùng hình thành sao khổng lồ được gọi là Sagittarius B2 (Sgr B2). Khu vực này nằm gần trung tâm của Dải Ngân hà và gần Nhân Mã A * (Sgr A *), lỗ đen siêu khối mà thiên hà của chúng ta được kiến tạo xung quanh.

Phát hiện này là thành quả từ 15 năm quan sát của ALMA, siêu kính viễn vọng đang đặt tại Chile.

ALMA cung cấp độ phân giải cao hơn và mức độ nhạy cao, cho phép các nhà nghiên cứu xác định các phân tử mà trước đây không thể nhìn thấy được. Có thể tách ra tần số bức xạ cụ thể được phát ra bởi mỗi phân tử trong một phần không gian bận rộn như Sgr B2.

Nhà vật lý Holger Müller từ Đại học Cologne - Đức, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Trong một nguồn như Sgr B2, có rất nhiều phân tử đóng góp vào bức xạ quan sát được đến nỗi quang phổ của chúng chồng lên nhau và rất khó để phân loại dấu vết của chúng và xác định chúng riêng lẻ".

Thế nhưng nhờ nhiều nỗ lực, họ đã làm được.

Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khám phá thêm các phân tử giữa các vì sao trong Sgr B2, và tìm hiểu cơ chế dẫn đến sự hình thành sao, chắc chắn có liên quan đến "rượu vũ trụ". Là một hợp chất hữu cơ, propanol còn được nghi ngờ tham gia vào cả sự hình thành các hành tinh, thậm chí có thể liên quan ít nhiều đến sự sống.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.

Cập nhật: 05/07/2022 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video