Phát hiện "siêu sao Thổ" ngoài Hệ mặt trời

Các nhà thiên văn học thông báo vừa phát hiện một hệ vành đai khổng lồ bao quanh ngôi sao lùn nâu/ngoại hành tinh nằm cách Trái đất hơn 430 năm ánh sáng.

Phát hiện này đánh dấu lần đầu tiên một hệ thống vành đai được nhìn thấy bên ngoài Hệ mặt trời.


Các nhà khoa học nói J1407b có hệ vành đai lớn gấp 200 lần hệ vành đai của sao Thổ, gồm tổng cộng hơn 30 vành đai - (Ảnh: Sci-News.com)

Theo RT ngày 28/1, các phân tích mới nhất cho thấy hệ thống này có hơn 30 vành đai, mỗi vành đai có đường kính hàng chục triệu km.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra những lỗ hổng trong các vành đai này, cho thấy có thể có sự tồn tại của nhiều ngoại mặt trăng (exomoon - mặt trăng của một ngoại hành tinh).

"Hệ vành đai khổng lồ bao quanh ngôi sao lùn nâu/ngoại hành tinh tên J1407b lớn hơn nhiều so với sao Mộc hay sao Thổ, và hệ vành đai của nó lớn gấp 200 lần vành đai của sao Thổ", Eric Mamajek - giáo sư vật lý thiên văn tại ĐH Rochester nói.

Ông Eric Mamajek thêm rằng chúng ta có thể xem nó là một "siêu sao Thổ". Sao Thổ là hành tinh có hệ vành đai lớn nhất trong hệ Mặt trời.

Theo các nhà khoa học, nếu có thể thay thế các vành đai của sao Thổ bằng vành đai của J1407b, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sao Thổ vào ban đêm.

Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu J1407b cùng hệ vành đai kỳ lạ của nó.

Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video