Phát hiện sớm tất cả loại bệnh ung thư chỉ bằng một lần xét nghiệm máu

Khối u đã hình thành ở đâu đó có thể được phát hiện ngay cả khi nó quá nhỏ để gây ra triệu chứng. Đây được coi là công nghệ đột phá, được cả Jeff Bezos và Bill Gates bỏ tiền đầu tư.

Điều gì xảy ra khi một xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện bất kì một dấu hiệu sớm của ung thư? Nghe có vẻ là một công nghệ không thuộc về thế kỷ của chúng ta nhưng Illumina, công ty tri giá 24 tỷ USD có trụ sở tại San Diego Hoa Kỳ, đang muốn thực tế hóa xét nghiệm này trong một vài năm tới.


Phát hiện sớm mọi loại ung thư chỉ với một xét nghiệm máu.

Illumina được thành lập năm 1998 và là một trong những công ty công nghệ sinh học tiên phong trong lĩnh vực giải trình tự DNA giá rẻ. Năm 2014, Illumina được MIT Technology Review xếp hạng là công ty thông minh nhất thế giới. Lợi nhuận thu về hàng năm của công ty này từ việc bán thiết bị và hóa chất lên đến 2 tỷ USD mỗi năm.

Với dự án mới của mình liên quan đến chẩn đoán ung thư chỉ bằng một xét nghiệm máu, Illumina sẽ khởi động một start-up 100 triệu USD mang tên GRAIL. Đúng như cái tên của nó, một xét nghiệm như vậy nếu thành công sẽ trở thành chiếc "chén Thánh" cho mọi bác sĩ chuẩn đoán ung thư.

Cổ phần đa số của GRAIL sẽ được nắm giữ bởi Illumina. Bên cạnh đó, công ty mới này còn thu hút được sự ủng hộ của rất nhiều cổ đông khác như Sutter Hill Ventures, ARCH Ventures, Jeff Bezos và cả Bill Gates.

Mặc dù chỉ mới trong giai đoạn khởi động, GRAIL được hứa hẹn sẽ bắt đầu một ngành công nghiệp tỷ đô mới. Dấu mốc này sẽ có ý nghĩa cực kỳ lớn cho ngành y học và kinh tế xã hội nếu GRAIL hiện thực hóa được mục tiêu của mình.


Illumina, công ty giải mã trình tự DNA lớn nhất thế giới.

"Chúng tôi sẽ hướng mọi nguồn lực vào một xét nghiệm phổ quát phát hiện ung thư", Jay Flatley, giám đốc điều hành của Illumina cho biết. Trong suốt 16 năm trên cương vị của mình, ông đã đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy giải mã trình tự DNA phát triển nhanh hơn cả định luật Moore trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Flatley tiết lộ ý tưởng thành lập GRAIL đã được nhen nhóm từ 18 tháng trước. Họ sẽ sử dụng một công nghệ gọi là "sinh thiết lỏng". Một máy giải trình tự DNA tốc độ cao sẽ soi mẫu máu xét nghiệm với những đoạn DNA của tế bào ung thư. Bằng cách này họ có thể phát hiện khối u đã hình thành ở đâu đó ngay cả khi nó quá nhỏ để gây ra triệu chứng hoặc được quan sát bằng chuẩn đoán hình ảnh.


Một nhà nghiên cứu đang vận hành thiết bị giải mã DNA của Illumina.

"Đó là sự đầu tư lớn nhất của chúng tôi từ trước đến giờ", Robert Nelsen đến từ ARCH nói. Nelsen trước đây là một trong những nhà đầu tư sớm nhất của Illumina. Gần đây hơn, ông đã thúc đẩy hai công ty start-up: Juno Therapeutics hoạt động trong lĩnh vực ung thư lên 310 triệu USD trước thời điểm IPO và 217 triệu USD cho Denali Therapeutics tập trung vào các bệnh về não.

Nói về tiềm năng của GRAIL, Nelsen khẳng định: "Chúng ta vẫn cần thời gian để chứng minh phương pháp này. Tuy nhiên, bạn chắc chắn sẽ biết được nhiều thông tin nhất có thể về nhiều loại ung thư bằng một thử nghiệm duy nhất chúng tôi phát triển".

Để thuyết phục các cổ đông của GRAIL bao gồm cả Jeff Bezos và Bill Gates, Flatley nói rằng ông sẽ chi hàng triệu USD cho việc thử nghiệm lâm sàng trên 30.000 người. Ước tính rằng số lượng xét nghiệm cần thiết tương đương việc giải mã trình tự gene của 400.000 người ở chất lượng cao. "Chúng tôi tin rằng không ai khác có thể làm được điều này ngoài Illumina", Flatley khẳng định.

Cập nhật: 13/01/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video