Phát hiện thêm loài bò sát không chân mới

Một nhóm nhà khoa học Anh và Ấn Độ vừa công bố họ tình cờ phát hiện loài bò sát không chân mới ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ.

Loài bò sát được đặt tên là Gegeneophis primus được tìm thấy trong khu vực đất ẩm ướt khi các nhà khoa học đào bới bờ suối chảy từ núi trong một chuyến khảo sát thực địa vào năm 2010 và 2011.

Mỗi con vật dài khoảng 168mm và có màu hồng. Chúng thuộc nhóm bò sát không chân lưỡng cư trông giống giun đất.


Loài bò sát mới được phát hiện.

Ramachandran Kotharambath, trưởng nhóm khảo sát, cho biết động vật này được xác định là loài mới sau khi các nhà khoa học so sánh với các động vật tương tự cùng nhóm lưỡng cư.

Phát hiện này là kết quả của sự hợp tác lâu dài giữa Khoa động vật học của ĐH Kerela và Bảo tàng lịch sử tự nhiên London, cùng đóng góp của ĐH Kasargod ở Kerala. Kết quả nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí chuyên ngành Zootaxa.

Theo các nhà nghiên cứu, khám phá về loài mới cho thấy sự đa dạng của các loài lưỡng cư ở khu vực Tây Ghats của Ấn Độ mà có lẽ giới khoa học chưa khám phá hết, cũng như chúng rất dễ bị tổn thương bởi các hoạt động của con người nên lâu nay chúng sống rất lặng lẽ ngay dưới chân người dân.

Hiện nay, những con vật trông khá kỳ dị chưa có mối đe doạ nào trước mắt vì môi trường sống của chúng vẫn được giữ nguyên. Các nhà nghiên cứu nói rằng họ cần tìm hiểu thêm để biết loài này phân bố rộng và xa đến đâu, cũng như đòi hỏi môi trường sống như thế nào.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video