Phát hiện trầm tích muối trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 20-3 thông báo tàu thăm dò sao Hỏa Mars Odyssey đã phát hiện bằng chứng của trầm tích muối, có niên đại cách nay khoảng 3,5 - 3,9 tỉ năm, trên hành tinh Đỏ, củng cố thêm giả thiết hành tinh này có thể có sự sống.

Tân Hoa xã đưa tin nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Mikki Osterloo của Trường ĐH Hawaii đứng đầu đã phát hiện dấu vết của các khoáng chất clorua ở khoảng 200 địa điểm trải dài trên diện tích từ 1 - 25 km2 ở miền nam sao Hỏa.

Giáo sư tiến sĩ Philip Christensen thuộc ĐH bang Arizona, thành viên nhóm nghiên cứu, cho rằng khoáng chất này rất có thể là muối ăn (clorua natri). "Điều này có nghĩa là đã từng có nhiều nước và một nguồn năng lượng, cụ thể là ánh sáng mặt trời, trên sao Hỏa", ông nói, BBC trích dẫn. Ngoài các trầm tích muối, các nhà khoa học cũng cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy sao Hỏa đã từng trải qua giai đoạn khí hậu ấm và ẩm ướt chứ không lạnh và khô như ngày nay. 

Việc tìm thấy muối trên sao Hỏa được cho là phát hiện thú vị đối với giới khoa học, bởi muối có thể bảo quản chất hữu cơ, vì vậy nếu trên sao Hỏa từng có sự sống, chỉ cần phân tích các trầm tích muối này, họ sẽ có câu trả lời liệu có hay không sự sống trên hành tinh Đỏ.

Ảnh chụp từ tàu Mars Odyssey cho thấy có thể có hợp chất muối clorua trên sao Hỏa (vùng màu xanh)

MINH ANH

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video