Những hình khắc trên đá được phát hiện bởi các ngư dân ở đông nam Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ, đang thu hút sự quan tâm của giới khảo cổ học bởi có thể nó có niên đại từ thời kỳ đồ đá.
Bức tranh khắc trên đá tuổi đời 2,6 triệu năm này có chiều dài tới 8m, rộng 70cm với nội dung mô tả lại cảnh săn bắn, hái lượm của người cổ đại.
Một phần của bức tranh khắc trên đá mới được phát lộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bức tranh đặc biệt này đã nằm sâu dưới nước lâu nay. Mới đây nó được phát hiện bởi các ngư dân Thổ Nhĩ Kỳ khi nước từ đập Atatürk được xả bớt 10 – 15m. Đập nước Atatürk là một tổ hợp công trình đập đá nén với một điểm lõi trung tâm nằm trên sông Euphrates thuộc biên giới của tỉnh Adiyaman và vùng Đông Nam tỉnh Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trực tiếp khảo sát và nghiên cứu bức tranh khắc trên đá đặc biệt này, giám đốc bảo tàng Adiyaman cho biết bức họa được khắc khá thô sơ nhưng thể hiện rất rõ cảnh con người và động vật thời cổ đại. Bên cạnh đó là cảnh các thợ săn đang săn đuổi các con mồi cách đây 2,6 triệu năm.
Mehmet Alkan, giám đốc bảo tàng Adiyaman trực tiếp khảo sát bức tranh đá cổ 2,6 triệu năm.
Theo khảo sát của các nhà khảo cổ học, mặc dù nằm dưới mặt nước lâu nay nhưng tình trạng của bức tranh khắc đá này vẫn khá tốt.
Hiện tại các nhà nghiên cứu đang tranh thủ thời gian để làm các công tác khảo nghiệm với phát lộ mới này trước khi nước trong đập dâng trở lại.
Adiyaman là một trong những điểm du lịch đáng chú ý của Thổ Nhĩ Kỳ vì nó bao gồm Núi Nemrut. Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO đã công nhận Núi Nemrut của Thổ Nhĩ Kỳ là Di sản văn hóa thế giới năm 1987. Nemrut là một ngọn núi có độ cao 2.134m so với mực nước biển. Khu vực này nổi tiếng với cảnh hoàng hôn và cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp.