Mới đây, trong quá trình đào móng xây nhà tại khu vực xóm Cấm (tổ 3, P.Hòa Thọ Đông, Q.Cẩm Lệ) người dân đã phát hiện pho tượng cổ bằng đá hình sư tử cao 0,5m.
Sau khi sự việc xảy ra, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường ĐH KHXH&NV) đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và ban đầu xác định đây là di chỉ nền móng của đền tháp Chămpa, một số di tích vẫn còn nằm dưới lòng đất cần được khai quật để nghiên cứu.
Cơ quan chức năng khai quật nghiên cứu di chỉ...
Sau khi tiến hành đào ở độ sâu hơn 1,5m, cơ quan chức năng phát hiện nhiều cổ vật liên quan đến tháp Chămpa, trong đó đáng chú ý là các hiện vật như: voi bằng đá, gạch có trang trí hoa văn, bậc tam cấp bằng đá...
Phát lộ nền móng của một đền tháp Chămpa...
Hiện vật thu được tại di chỉ...
Rất nhiều cổ vật gồm gạch nung có hoa văn, bậc cấp...thu được
Qua hiện vật thu được, đây có thể là nền móng của một ngôi tháp bị đổ nát và chôn vùi trong 1 quần thể rộng lớn di tích đền tháp Chămpa.
Dự kiến, ngày 24/5 sẽ kết thúc khai quật đợt 1 và tổ chức đánh giá, đồng thời lập kế hoạch cho các đợt khai quật tiếp theo.
Đây là di chỉ khảo cổ văn hóa Chămpa được khai quật dưới lòng đất đâu tiên được thực hiện phục vụ nghiên cứu mặc dù trên địa bàn TP Đà Nẵng có rất nhiều di tích, di chỉ nền văn hóa Chămpa được phát lộ trong thời gian qua tại các khu vực như : Xuân Dương (Nam Ô), Quá Giáng (Hòa Phước)…