Phi thuyền của Nhật không thể hạ cánh xuống tiểu hành tinh

Cơ quan vũ trụ Nhật Bản vừa thông báo phi thuyền thăm dò của nước này đã thất bại trong nhiệm vụ hạ cánh xuống tiểu hành tinh Itokawa hôm 20/11. Nguyên nhân là trục trặc xảy ra ở độ cao cách bề mặt tiểu hành tinh vài mét.

Hayabusa sẽ hạ cánh như thế này

Cụ thể là sau khi tiến gần tới bề mặt Itokawa ở khoảng cách 40m vào lúc 3g30 sáng 20/11 (giờ Hà Nội), phi thuyền đã phóng một viên đạn đồng xuống tiểu hành tinh như dự kiến.Viên đạn đồng được phóng ra để đánh dấu nơi phi thuyền sẽ thu thập đá và cát. Một nhiệm vụ nữa của phi thuyền là bỏ lại một tấm biển nhôm trên tiểu hành tinh. Tấm biển mang tên của 880.000 người từ 149 quốc gia, trong đó có nhà làm phim người Mỹ Steven Spielberg và tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng Arthur C. Clarke (người Anh).

Tiếp đến, phi thuyền tiếp tục tiến sát Itokawa và chỉ cách bề mặt tiểu hành tinh 17m. Tuy nhiên, ngay sau đó Hayabusa gặp trục trặc và không thể khẳng định độ cao của nó, tạm thời mất liên lạc với Trái đất trong khoảng 3 giờ. Vào lúc 10g (giờ Hà Nội), phi thuyền tiếp tục truyền dữ liệu song đã dạt ra xa tiểu hành tinh. Tatsuo Oshima, một quan chức thuộc Cơ quan vũ trụ Nhật Bản, cho biết: ''Chúng tôi tin rằng viên đạn đồng đã hạ cánh xuống bề mặt tiểu hành tinh bởi Hayabusa chỉ còn cách bề mặt 17m''.

Các chuyên gia đang liên lạc với phi thuyền và phân tích dữ liệu để tính toán vị trí chính xác của nó. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có xảy ra trục trặc kỹ thuật hay không. Hệ thống tự định vị của Hayabusa được lập trình để huỷ bỏ kế hoạch hạ cánh trong trường hợp có một số nhân tố đe doạ tới phi thuyền.

Nhật Bản là nước thứ tư trên thế giới phóng vệ tinh vào năm 1972. Đầu năm nay, Nhật Bản tuyên bố tiến hành một dự án lớn nhằm đưa các nhà du hành vũ trụ đầu tiên của nước này vào không gian và xây dựng một căn cứ trên Mặt trăng vào năm 2025.
Junichiro Kawaguchi, Giám đốc dự án, muốn phi thuyền hạ cánh xuống Itokawa vào thứ sáu tới. Nếu sứ mạng này thành công, đây sẽ là lần đầu tiên vật liệu từ một tiểu hành tinh được mang về Trái đất. Lấy được mẫu tiểu hành tinh sẽ giúp giới khoa học khám phá những bí mật về cơ chế hình thành của Thái dương hệ. Thông tin về cấu trúc tiểu hành tinh cũng có ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ giúp con người đối phó với các tiểu hành tinh đang trên đường va chạm với Trái đất trong tương lai.

Các nhà khoa học tin rằng bề mặt của các tiểu hành tinh hầu như không thay đổi trong hàng niên kỷ, không giống những thiên thể lớn như Trái đất và Mặt trăng. Một phi thuyền của NASA đã thu thập dữ liệu trong hai tuần từ tiểu hành tinh Eros vào năm 2001. Tuy nhiên, phi thuyền này không mang mẫu trở về Trái đất.

Tiểu hành tinh Itokawa

Thứ bảy vừa rồi, Cơ quan vũ trụ Nhật Bản cũng đã mất liên lạc với một robot nhỏ do Hayabusa thả ra sau khi robot không thể hạ cánh xuống tiểu hành tinh. Robot Minerva nặng gần 600gam này được thiết kế để khảo sát bề mặt Itokawa bằng ba camera nhỏ. Tiểu hành tinh Itokawa hiện cách Trái đất chừng 300 triệu km.

Hayabusa được phóng vào tháng 5/2003 với kinh phí 100 triệu đôla và sẽ bắt đầu hành trình trở về Trái đất vào đầu tháng 12. Nó sẽ trở về Trái đất và hạ cánh ở Australia vào tháng 6/2007. Tiểu hành tinh Itokawa được đặt theo tên của Hideo Itokawa, cha đẻ của ngành khoa học tên lửa Nhật Bản. Itokawa đang di chuyển theo quỹ đạo giữa Trái đất và Mặt trời. Nó dài 690m, rộng 300m và có lực hấp dẫn bằng 1/100.000 lực hấp dẫn của Trái đất. Chính vì vậy mà việc hạ cánh xuống bề mặt Itokawa rất khó khăn.

Minh Sơn (Tổng hợp từ AP, AFP, Reuters)

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video