Trái đất vừa thoát khỏi cuộc "khủng bố" từ 4 tiểu hành tinh

CNEOS được giao nhiệm vụ theo dõi bầu trời để phát hiện các tiểu hành tinh tiềm tàng nguy hiểm. Tuy nhiên, họ không thể giám sát hết vì không gian rộng lớn của bầu trời nên chúng ta có thể dễ lý giải tại sao 2 trong số 4 tiểu hành tinh chỉ được phát hiện vào ngày 1/1.

  • Tiểu hành tinh 2020 AC có đường kính khoảng 27 m và di chuyển 21.000 km/h. Nó dẫn đầu nhóm tiểu hành tinh bay qua trái đất lúc 01:56 sáng EST (giờ chuẩn Đông)
  • Tiếp theo là tiểu hành tinh 2020 AD với đường kính 22 m, di chuyển 56.000 km/h làm rung chuyển trái đất lúc 04 giờ 12 phút EST.
  • Tiểu hành tinh YH2 2019, có kích thước lớn nhất trong nhóm với đường kính 140m và vận tốc 52.000 km/h, đi ngang qua trái đất lúc 04 giờ 36 phút EST.
  • Cuối cùng là tiểu hành tinh 2019 AE3, đường kính 22 m, với vận tốc 29.000 km/h, bay qua trái đất lúc 09 giờ 8 phút EST.


Các tiểu hành tinh tiến vào Trái đất hôm 1/1. (Ảnh: Pixabay)

2020 AD và 2019 YH2 được phân loại là các tiểu hành tinh Apollo, có quỹ đạo rất rộng, trong khi 2020 AC và 2019 AE3 là các tiểu hành tinh Aten, có nghĩa là trục bán chính của chúng nhỏ hơn trái đất.

2020 AD đến gần nhất với trái đất ở khoảng cách chỉ 895.000km (để tham khảo, mặt trăng cách chúng ta 385.000km). YH2 2019, vượt qua chúng ta ở khoảng cách khoảng 2.900.000km.

Vì vậy, rất may Trái đất đã tránh được một cú nổ lớn vào đầu năm 2020 nhưng không biết khi nào thì tiểu hành tinh tiếp theo sẽ chạm đến hành tinh của chúng ta.

Cập nhật: 04/01/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video